Người tiểu đường khi có lượng đường trong máu ở mức ổn định có thể ăn chè được nấu từ các loại hạt, tuy nhiên nên chọn các loại chè được nấu tại nhà để đảm bảo chè không có chứa các chất phụ gia làm ngọt.
Với bệnh nhân tiểu đường, việc tìm kiếm những món ăn vặt lành mạnh để cải thiện chất lượng cuộc sống thật sự rất khó khăn. Trong đó, các món chè thường được người tiểu đường xếp vào “danh sách đen” vì sợ rằng vị ngọt của chúng sẽ khiến đường huyết tăng cao mất kiểm soát.
Thực tế là các món chè có chứa nguyên liệu là đậu đen, đậu xanh… đều rất giàu chất xơ, protein giúp tăng sức đề kháng, ổn định đường huyết và bảo vệ sức khỏe rất tốt. Hơn nữa, hàm lượng vitamin có trong các loại hạt có lợi cho việc sản xuất insulin, giảm thiểu được nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường.
Theo bác sĩ nội tiết Li Aiguo (chuyên gia Khoa Nội tiết của Bệnh viện Hữu nghị Trung – Nhật), người tiểu đường khi có lượng đường trong máu ở mức ổn định có thể ăn chè được nấu từ các loại hạt, tuy nhiên nên chọn các loại chè được nấu tại nhà để đảm bảo chè không có chứa các chất phụ gia làm ngọt không đảm bảo. Thay vì nấu bằng đường cát, người bệnh tiểu đường nên lựa chọn các loại đường tốt cho bệnh nhân tiểu đường ví dụ như đường Saccharin, đường cỏ ngọt (Stevia)… Hoặc bạn cũng có thể xin lời khuyên của bác sĩ về những loại đường lành mạnh có thể tiêu thụ.
3 món chè là insulin tự nhiên, người tiểu đường có thể yên tâm sử dụng
Bác sĩ nội tiết Li Aiguo.
Bệnh nhân đái tháo đường nên chủ động kiểm soát lượng đường trong máu, ngoài việc dùng thuốc hàng ngày cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống, không nên ăn những thức ăn nhiều đường. Nên ăn nhiều thực phẩm có tác dụng bảo vệ mạch máu và có chỉ số đường huyết thấp như đậu đen, đậu xanh, đậu Hà Lan.
1. Chè đậu xanh
Trong Đông y, đậu xanh có rất nhiều tác dụng tốt đối với con người, chúng có chứa nhiều globulin và polysaccharid, giúp phân hủy cholesterol trong cơ thể thành axit mật, từ đó giúp giảm béo và giảm cân.
Theo bác sĩ nội tiết Li Aiguo, đậu xanh có chứa hàm lượng chất xơ và protein cực cao, có thể khiến lượng đường đi vào máu chậm hơn. Hơn nữa đậu xanh có chứa chất chống oxy hóa vitexin và isovitexin, có tác dụng hạ đường huyết rất tốt, giúp kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường hiệu quả hơn.
Ngoài ra, nó còn có chức năng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ hạ huyết áp và cholesterol, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường có thể nấu canh đậu xanh để uống nhưng không nên cho thêm đường, nấu chè đậu xanh nên cần sử dụng đường ăn kiêng.
2. Chè đậu đen
Trong Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính mát. Có tác dụng trừ phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi niệu, phụ nữ dùng lâu ngày sẽ hồng hào và làn da sáng mịn hơn.
Giá trị dinh dưỡng của đậu đen rất cao, đặc biệt là có chứa crom, có tác dụng điều chỉnh chuyển hóa đường trong máu, do đó nếu tiêu thụ đậu đen hợp lý sẽ rất tốt cho việc kiểm soát đường huyết.
Đậu đen còn có chứa glycinin, axit linoleic, lecithin, axit linolenic có tác dụng giảm cholesterol xấu, làm mềm mạch máu, giãn nở mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu. Ngoài ra, đậu đen còn có tác dụng hạ huyết áp nhất định.
Bệnh nhân tiểu đường dễ bị tỳ vị hư nhược, mệt mỏi, ăn ít, cơ thể sút cân, ăn đậu đen đúng cách có tác dụng bổ tỳ, dưỡng khí, thúc đẩy cảm giác thèm ăn.
Người bệnh có thể dùng đậu đen để nấu nước uống hoặc nấu chè, nấu cháo tuy nhiên cần hạn chế lượng đường.
3. Chè đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan chứa nhiều crom, đây là một nguyên tố vi lượng có thể thúc đẩy quá trình tiết insulin và rất cần cho những người mắc bệnh tiểu đường. Ở một mức độ nhất định, nó có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, và nó chứa các chất như axit tetradecanoic, gibberellin và phytohemagglutinin, có chức năng kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường trao đổi chất. Món chè đậu Hà Lan là món ăn phù hợp cho những người có đường huyết cao muốn cải thiện chế độ ăn.