Đau đầu, mỏi cơ, người đàn ông bất ngờ phát hiện đầy sán trong cơ thể

Sau một tuần xuất hiện tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và mỏi nhức cơ đùi phải, người đàn ông đến bệnh viện khám thì phát hiện có nhiều sán trong cơ thể.

BS Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ, kết quả chụp X-quang cho thấy có nhiều sán nằm ở các cơ. Bệnh nhân này có sở thích ăn những món tái, sống như gỏi cá, rau sống và tiết canh. Ăn tái là con đường đưa các loại giun sán thâm nhập vào cơ thể người đàn ông này.

Trước đó, bệnh nhân đã có 3 đợt điều trị sán cơ và sán não.

dau dau moi co nguoi dan ong bat ngo phat hien day san trong co the 103 7099072

Ăn gỏi, tái có thể khiến các loại giun sán thâm nhập vào cơ thể.

Theo BS Thiệu, khi ăn phải ấu trùng sán, chúng có thể di chuyển theo đường m.áu tới não, cơ và gây bệnh. Đặc biệt khi ấu trùng sán cư trú trong não (gặp ở 60 – 96% trường hợp), có thể dẫn đến các nhóm bệnh thần kinh như: Nhức đầu, động kinh, rối loạn tâm thần, rối loạn thị giác, suy nhược cơ thể – giảm trí nhớ, co giật cơ…

Cảnh báo về thói quen ăn đồ tái, sống, theo BS Thiệu cho biết, “nhiều bệnh nhân cho rằng tiết canh lợn, vịt, gà nhà nuôi là sạch nên vẫn vô tư ăn, mà không biết rằng chúng hoàn toàn có nguy cơ lây nhiễm sán và các mầm bệnh nguy hiểm khác như: tiêu chảy, tả, lị, liên cầu khuẩn. Bên cạnh đó, các loại rau sống, đặc biệt là những loại rau thủy sinh (rau cần, rau muống…) cũng có nguy cơ nhiễm loại giun, sán nguy hiểm cao”.

Để tránh nhiễm các loại giun sán, theo khuyến cáo của BS Thiệu, người dân cần giữ môi trường sống sạch sẽ; Ăn uống hợp vệ sinh; Không ăn thức ăn chưa nấu chín như gỏi cá, tiết canh…; Luôn rửa tay sạch với xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh; Hạn chế thả rông lợn, nếu nuôi lợn thì phải tuân thủ những quy trình xử lý phân, hay ngăn cách địa điểm nuôi với môi trường sống; Tẩy giun sán định kỳ.

“Cần đặc biệt lưu ý, khi thấy trong người có các biểu hiện như đau nhức đầu liên tục, chóng mặt, mất ngủ, người dân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị”, BS Thiệu nói.

Những người nào không nên ăn yến sào?

Yến sào mang lại nhiều công dụng tốt cho cơ thể, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, nhưng không phải ai ăn cũng tốt.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Ngô Minh Như, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3 chia sẻ trên Báo Vietnamnet rằng, tổ yến hay còn gọi là yến sào chứa nhiều loại acid amin và nhiều nguyên tố vi lượng (sắt, canxi, natri, kẽm,…) tốt cho sức khỏe.

Tổ yến tác dụng tăng cường sức đề kháng, phục hồi chức năng phổi sau bệnh, chống suy nhược cơ thể, thúc đẩy tiêu hóa, kích thích vị giác, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng.

Tổ yến còn chứa hàm lượng các acid amin cao nên có khả năng phục hồi các tổn thương bị nhiễm độc, kích thích phát triển hồng cầu, tăng cân, ổn định các chỉ số huyết học trong cơ thể.

Mặc dù tổ yến là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng bác sĩ Như khuyến cáo không phải ai cũng có thể sử dụng yến sào.

nhung nguoi nao khong nen an yen sao 965 7069431

Yến sào tốt, nhưng không phải ai cũng có thể ăn. (Ảnh minh họa)

Dưới đây là những người không nên ăn yến sào:

Người kém hấp thu, tiêu hóa kém

Tổ yến rất tốt cho người gầy hay người biếng ăn bởi nó hỗ trợ hệ tiêu hóa phát triển tốt hơn, từ đó hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Tuy nhiên khi cơ thể quá gầy yếu, luôn cảm thấy mệt mỏi, xanh xao, tỳ vị hoạt động yếu hơn bình thường khiến bạn không hấp thụ được các dưỡng chất từ yến sào.

Người trẻ khỏe mạnh, khả năng hấp thụ tốt thì việc ăn tổ yến hàng ngày có thể không quá ảnh hưởng. Song với những người cao t.uổi, việc sử dụng liên tục tổ yến sẽ tác động xấu đến hệ thống tiêu hóa.

Cách sử dụng tổ yến không khoa học có thể làm cho bạn bị khó chịu, chướng bụng. Về lâu dài, điều này có thể gây ra khó tiêu và hậu quả không mong muốn khác tác động đến hệ tiêu hóa.

Khi cơ thể quá gầy yếu, hay cảm thấy mệt mỏi, tỳ vị hoạt động yếu hơn bình thường khiến bạn không hấp thụ được các dưỡng chất từ yến sào.

Người sốt, đau đầu, đau bụng

Theo Đông y, yến sào vị ngọt, tính bình, tác dụng tốt với những người muốn bồi bổ cơ thể. Còn với những người đang cảm mạo, sốt không nên ăn yến bởi lúc này cơ thể đang đào thải độc tố và rất cần bổ sung các chất dễ tiêu hóa.

Nếu ăn yến sào, cơ thể nạp vào khá nhiều chất bổ. Muốn tiêu thụ được, bạn cần sản sinh nhiều năng lượng, việc này làm cho triệu chứng của sốt, cảm mạo nặng thêm.

Những người tỳ vị hư, cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng đi ngoài, phân lỏng, cơ thể hàn lạnh hay có triệu chứng viêm ngoài da, viêm phế quản cấp viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt thực nhiệt không nên sử dụng.

Nguyên nhân, cơ thể lúc này quá trình chuyển hóa rất kém, ăn nhiều vừa lãng phí lại khiến bệnh phát triển nặng thêm.

nhung nguoi nao khong nen an yen sao 508 7069431

Trẻ dưới 7 tháng t.uổi không nên ăn yến sào. (Ảnh minh họa)

Người mắc bệnh viêm nhiễm cấp tính

Người mắc các chứng bệnh như viêm da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu không nên sử dụng yến sào. Lý do là khi cơ thể chúng ta đang yếu, sự xâm nhập của các vi khuẩn vào cơ thể dẫn đến tình trạng viêm. Yến sào là món ăn bổ dưỡng, nhưng có tính bình. Vì vậy khi cơ thể đang bị bệnh, bạn nên ngưng sử dụng yến sào.

Chúng ta nên bồi bổ cơ thể bằng yến sào khi đã khỏi bệnh. Lúc này cơ thể chúng ta mới sẵn sàng đón nhận các dưỡng chất cần thiết để phục hồi sức khỏe. Dùng yến sào khi cơ thể đã sẵn sàng là liệu pháp hữu hiệu nhất.

Những người có triệu chứng viêm da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm tiết niệu, sốt thực nhiệt không nên dùng yến sào.

T.rẻ e.m dưới 7 tháng t.uổi

Trẻ dưới 7 tháng t.uổi hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện nên không được dùng yến sào. Trong tổ yến chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng thể chất của t.rẻ e.m dưới 7 tháng t.uổi chưa thể hấp thu được hết các dưỡng chất ấy.

Nếu cho trẻ dùng yến sào sẽ làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa của trẻ khiến bé không không hấp thu được các chất dinh dưỡng. Dùng như vậy vừa gây lãng phí vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

nhung nguoi nao khong nen an yen sao e7c 7069431

Người kém hấp thu, tiêu hóa kém không nên ăn yến sào. (Ảnh minh họa)

Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng và mới sinh

Thai nhi dưới 3 tháng t.uổi còn rất yếu và chưa ổn định nên mẹ bầu không nên sử dụng yến sào. Từ tháng thứ 4 trở đi mẹ mới có thể sử dụng yến để bổ sung dưỡng chất cho hai mẹ con.

Phụ nữ mới sinh xong cũng không nên ăn yến. Điều này là để tránh bị tiêu chảy do cơ thể không kịp hấp thụ. Bác sĩ khuyên nên để sau sinh 1 tháng mới bắt đầu tẩm bổ yến sào và không nên ăn quá nhiều dẫn tới đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, dư thừa chất đạm, nguy cơ tăng cân quá mức.

Người suy dương, tiểu trong

Lúc này cơ thể đang có những biểu hiện kém hấp thu. Chúng ta sử dụng yến sào lúc này chỉ khiến cơ thể không dung nạp được các chất dinh dưỡng. Làm như vậy vừa lãng phí vừa tạo gánh nặng cho cơ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *