Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng quá rõ ràng gì cho tới khi đã tiến triển đến giai đoạn nguy hiểm.
Tuy nhiên, bệnh cũng có một vài dấu hiệu cảnh báo thận có vấn đề cần đi kiểm tra ngay.
Thận có vai trò lọc m.áu, giúp cân bằng điện giải, cân bằng nội môi, điều hòa áp suất thẩm thấu, chuyển hóa trong cơ thể. Thận còn là “nhà máy” đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể.
Một khi thận suy yếu, khả năng thanh lọc và đào thải kém, thì chất độc tích tụ trong người, rối loạn điện giải, rối loạn toàn bộ hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp… thậm chí đe dọa sự sống của cơ thể.
Biểu hiện khi mắc bệnh thận, suy thận
Bệnh thận nói chung hay suy thận nói riêng là bệnh diễn ra âm thầm nhưng rất nguy hiểm, các dấu hiệu của bệnh do đó cũng rất khó nhận diện. Đa phần những dấu hiệu bị bệnh thận khi thể hiện rõ rệt thì người bệnh mới phát hiện ra. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu suy thận, thận yếu, thận hư thường gặp là:
1. Người có biểu hiện thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung
Thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin. Hormon này giúp cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang ôxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy hơn. Các cơ và đầu óc cũng vì thế mà mệt đi nhanh chóng.
Thiếu m.áu khiến não không được cung cấp đủ ôxy. Điều này có thể ảnh đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
2. Có cảm giác ớn lạnh
Nếu thấy tình trạng ớn lạnh có thể bạn đã mắc bệnh thận vì cơ thể thiếu m.áu có thể khiến cơ thể cảm thấy lúc nào cũng lạnh. Thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.
3. Thường xuyên mẩn ngứa
Do tích tụ chất thải trong m.áu nên da có thể bị kích thích dẫn đến tình trạng ngứa, thậm chí phát ban. Nếu thử dùng các loại kem dưỡng mà không thấy da được phục hồi thì bạn cần nghĩ ngay đến vấn đề xuất phát từ bên trong. Khi đó, bạn hãy đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất.
4. Hơi thở có mùi amoniac
Thận có chức năng loại bỏ các chất độc hại trong m.áu qua đường nước tiểu. Khi bệnh nhân bị suy thận, thận sẽ bị hư hỏng nên chúng không còn khả năng lọc các chất thải và hóa chất độc ra khỏi m.áu, tích tụ lâu ngày trong cơ thể, gây ảnh hưởng gần như tất cả các bộ phận của cơ thể. Hơi thở có mùi có thể xuất hiện khi bệnh suy thận làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
5. Xuất hiện tình trạng đi tiểu thay đổi
Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và thậm chí trong nước tiểu có m.áu. Cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn.
Nếu bạn có các biểu hiện: Tiểu nhiều hơn 8 lần/ngày và tiểu nhiều hơn 1 lần/đêm thì nên lưu ý, vì đó là cảnh báo chức năng thận suy giảm.
6. Biểu hiện phù
Chứng phù xảy ra khi mao mạch trong cơ thể đang gặp tình trạng rò rỉ. Khi xuất hiện tình trạng này, ngay lập tức thận nhận nhiệm vụ giữ lại lượng nước và natri trong cơ thể để bù lại số chất dịch bị rò rỉ, bị mất đi ở trên. Do đó, lượng nước trong cơ thể gia tăng khiến các mao mạch ở trên rò rỉ nhiều tới các mô xung quanh khiến chúng bị sưng lên, gây ra hiện tượng phù.
7. Thường xuyên bị đau lưng hoặc đau vùng ngang thắt lưng
Thận có chức năng sàng lọc và đào thải tất cả các chất độc hại cũng như tạp chất ra ngoài cơ thể bằng đường nước tiểu. Khi chức năng thận suy giảm, sẽ làm mất cân bằng điện giải trong cơ thể, gây ra tình trạng ứ dịch dẫn đến đau vùng hố thận hay đau mỏi ngang thắt lưng.
Bệnh thận nói chung hay suy thận nói riêng là bệnh diễn ra âm thầm nhưng rất nguy hiểm.
8. Buồn nôn và nôn
Suy thận gây ra các triệu chứng như buồn nôn và ói mửa liên tục. Nguyên nhân đó là những chất thải tích tụ trong cơ thể cần phải được đào thải ra ngoài. Khi thận bị suy, không có khả năng làm việc, tình trạng ói mửa sẽ thường xuyên xảy ra.
9. Biểu hiện thở nông, khó thở
Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi kèm theo tình trạng thiếu m.áu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy) sinh ra chứng thở nông.
Người bị suy thận nên ăn uống thế nào để tránh bệnh nặng thêm?
Bệnh suy thận ngày càng có xu hướng trẻ hóa, thậm chí có rất nhiều người trẻ đi khám đã mắc suy thận nặng.
Điển hình là trường hợp hot Tiktoker Thiều Thanh Yến, mới đây cho biết cô hoàn toàn bất ngờ khi được chẩn đoán bị suy thận độ 3.
Thiều Thanh Yến (SN 1993) là một trong những hot Tiktoker nổi tiếng trên mạng nhờ tài ăn nói và có nhiều vlog chia sẻ về những câu chuyện trong đời sống hay những clip dạy làm đẹp, trang điểm theo phong cách hấp dẫn. Tuy nhiên, mới đây, nữ Tiktoker này đã bất ngờ chia sẻ với cộng đồng mạng về việc bản thân đang bị suy thận độ 3.
Trong video đăng tải trên kênh của mình, Thiều Thanh Yến cho biết, cô vẫn cảm thấy bình thường khỏe mạnh. Chỉ đến khi bệnh trở nặng, cô mới thấy có một số dấu hiệu như: đi tiểu có bọt, nước tiểu đậm màu, bị đau lưng, cảm, tăng huyết áp… Đi khám được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh suy thận giai đoạn 3. Đây là giai đoạn không thể phục hồi mà chỉ có thể bảo tồn và chờ đến ngày chạy thận hoặc thay thận.
Theo ThS.BS Trịnh Thị Thanh Hằng, Phó trưởng khoa Thận tiết niệu – lọc m.áu, BV Hữu Nghị, suy thận ngày càng có xu hướng trẻ hóa, thậm chí có rất nhiều người trẻ đi khám đã mắc suy thận giai đoạn cuối.
Bệnh thận mạn được chia làm 5 giai đoạn dựa trên mức lọc cầu thận. Ở mức độ 1,2 là những bất thường về cấu trúc và chưa gây ra rối loạn về chức năng thận. Từ mức độ 3, bệnh nhân bắt đầu có những rối loạn chức năng thận.
Suy thận thường được phát hiện muộn do những tổn thương tiến triển âm thầm. Người bệnh thích nghi dần với các biểu hiệu mơ hồ, không rõ ràng. Đối tượng dễ bỏ qua nhất là những người trẻ t.uổi do tâm lý chủ quan, lơ là với những bất thường của cơ thể. Điều này khiến hầu hết người bệnh không tự phát hiện được khi suy thận ở mức độ nhẹ.
Bệnh suy thận ngày càng có xu hướng trẻ hóa.
2. Suy thận nên ăn uống thế nào để kiểm soát bệnh?
Theo các chuyên gia y tế, những người mắc bệnh thận mạn tính cần thay đổi chế độ ăn uống để tránh làm tổn thương thêm thận. Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bảo tồn chức năng thận và giảm một số triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, các vấn đề về tiểu tiện và đau thận.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận, bác sĩ có thể đề xuất các mức hạn chế ăn kiêng khác nhau. Khi thận bị tổn thương càng nặng, người bệnh càng cần phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn uống.
Theo ThS.BS Trịnh Thị Thanh Hằng, người bệnh suy thận cần lưu ý có chế độ dinh dưỡng lành mạnh; tránh ăn đồ ăn nhiều muối, đường, dầu mỡ. Cần bổ sung rau, trái cây.
Bệnh nhân cần được bác sĩ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp, từng giai đoạn vì có những giai đoạn phải hạn chế ăn một số loại rau, hoa quả. Cần uống đủ nước, tránh thừa dịch trong cơ thể.
3. Cách ăn uống tốt cho thận
Đối với người bị bệnh thận, điều quan trọng là phải theo dõi chế độ ăn uống vì thận của họ không thể loại bỏ các chất thải tốt như bình thường. Những thực phẩm được khuyên nên hạn chế trong chế độ ăn kiêng của người mắc bệnh thận bao gồm: natri, kali, phot pho, protein và chất lỏng (nếu mắc bệnh thận tiến triển).
Một kế hoạch ăn uống thân thiện với thận có thể giúp người bệnh khỏe mạnh hơn và làm chậm quá trình tổn thương thận. Theo Quỹ Thận Hoa Kỳ, kế hoạch ăn uống thân thiện với thận bao gồm các loại thực phẩm tốt cho thận và hạn chế các loại thực phẩm và chất lỏng khác để một số khoáng chất trong những thực phẩm đó (như kali) không tích tụ ở mức cao trong cơ thể người bệnh.
Ăn đúng lượng và đúng loại protein
Ăn quá ít chất đạm có thể khiến da, tóc và móng tay yếu đi nhưng ăn quá nhiều chất đạm có thể khiến thận phải làm việc vất vả hơn và gây ra nhiều tổn thương hơn.
Lượng protein nên ăn phụ thuộc vào kích thước cơ thể, mức độ hoạt động và sức khỏe của người bệnh. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể yêu cầu người bệnh hạn chế protein hoặc thay đổi loại protein. Ví dụ cần ăn nhiều protein nạc hơn như trứng nguyên quả, thịt gà không da.
Chọn đúng loại chất béo
Chất béo giúp cung cấp năng lượng và sử dụng một số vitamin trong thức ăn. Tuy nhiên, quá nhiều chất béo có thể dẫn đến tăng cân và bệnh tim. Người bệnh thận nên hạn chế chất béo và chọn chất béo lành mạnh hơn khi có thể như dầu ô liu.
Chọn carbohydrate nguyên hạt
Khi mắc bệnh thận, tốt nhất nên chọn ngũ cốc nguyên hạt và các loại carbs lành mạnh như trái cây và rau quả. Carbs không lành mạnh bao gồm đường, mật ong, kẹo bánh, nước ngọt và các loại đồ uống có đường khác.
Người bệnh suy thận nên ăn nhạt, chọn ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.
Chọn và chế biến thực phẩm có ít natri
Natri (muối) là một khoáng chất có trong hầu hết các loại thực phẩm. Nó có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể. Lượng natri được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm đủ để cung cấp cho cơ thể. Nhưng ăn thực phẩm đóng gói và thêm muối vào thực phẩm có thể dẫn đến ăn quá nhiều natri.
Quá nhiều natri có thể khiến bạn khát nước và khiến cơ thể giữ nước, dẫn đến sưng tấy và tăng huyết áp. Điều này có thể làm tổn thương thận nhiều hơn và khiến tim phải làm việc nhiều hơn.
Một trong những điều tốt nhất người bệnh có thể làm là hạn chế lượng natri ăn vào. Nguyên tắc chung là tiêu thụ ít hơn 2.300 miligam natri mỗi ngày.
Kiểm soát khẩu phần ăn
Kiểm soát tốt khẩu phần ăn là điều quan trọng trong kế hoạch ăn uống thân thiện với thận. Nên ăn chậm và ngừng ăn khi đã no. Phải mất khoảng 20 phút để dạ dày báo cho não biết rằng bạn đã no. Nếu ăn quá nhanh, bạn có thể ăn nhiều hơn mức cần thiết. Tránh ăn trong khi làm việc khác như xem ti vi hoặc lái xe. Khi bị phân tâm, bạn có thể không nhận ra mình đã ăn bao nhiêu.