Ung thư gan nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu thì vẫn có khả năng chữa khỏi nhưng nếu không được chú ý điều trị sớm thì rất dễ biến chuyển đến giai đoạn giữa và cuối, gây ảnh hưởng tới hiệu quả chữa bệnh.
1. Thường xuyên thức khuya
Ngày nay, thức khuya đã trở thành sở thích của rất nhiều người trẻ, nhưng dù là để giải trí hay đối mặt với công việc nặng nhọc thì hành động này luôn mang đến những tác động xấu cho cơ thể.
Bởi vì mỗi cơ quan trong cơ thể con người đều cần có thời gian để nghỉ ngơi, và gan cũng sẽ tự tái tạo sau khi chúng ta bước vào trạng thái ngủ. Việc thức khuya trong thời gian dài chắc chắn sẽ gây rối loạn cơ chế sửa chữa của các cơ quan, từ đó khiến gan bị ảnh hưởng rất nặng về lâu dài.
2. Không ăn sáng
Vì ngủ quá muộn nên hôm sau nhiều người thường có tâm lý ngủ nướng để rồi bỏ qua luôn bữa sáng đầu ngày. Trong khi đó, bữa sáng lại là nguồn dưỡng chất để duy trì hoạt động sinh lý cho cả ngày. Nếu không ăn sáng thì rất dễ gây tổn thương gan.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, ăn sáng đúng giờ có thể trung hòa axit trong dạ dày, từ đó ngăn ngừa các bệnh về cơ quan nội tạng.
3. Uống rượu nhiều
Như chúng ta đã biết, gan là cơ quan chuyển hóa chính. Việc thường xuyên uống rượu mạnh có nồng độ ethanol cao thì quá trình thoái hóa mỡ, hoại tử và tái tạo tế bào gan sẽ diễn ra lặp đi lặp lại, cuối cùng dễ gây xơ gan và chuyển hóa thành ung thư gan.
4. Ăn BBQ thường xuyên
Vào mùa đông thì thịt nướng BBQ chính là món “tủ” được nhiều người yêu thích. Thịt nướng và bia là một sự kết hợp rất sảng khoái nhưng thực tế lại không hề tốt cho sức khỏe.
Do trong quá trình nướng, thực phẩm rất dễ bị cháy sém và tạo benzopyrene có thể làm tăng gánh nặng cho gan, từ đó dễ gây ung thư gan.
5. Hút thuốc lá thường xuyên
Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nhưng nhiều người vẫn có thói quen này. Theo thời gian, các chất độc hại trong khói thuốc sẽ gây đột biến tế bào, đặc biệt những người hút thuốc lá thường xuyên cũng rất dễ bị xơ gan, xơ gan cổ trướng…
6. Dùng thuốc một cách mù quáng
Muốn phòng ngừa ung thư gan, khi bị bệnh phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn để dùng thuốc hợp lý, tuyệt đối không tự ý mua thuốc tại tiệm thuốc.
Các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng, nhiều loại thuốc trong cuộc sống có thể gây tổn thương gan và thậm chí còn dẫn đến viêm gan, chẳng hạn như thuốc kháng sinh thông thường, thuốc kháng u, thuốc giảm đau hạ sốt…
7. Để bản thân gặp nhiều áp lực
Với nhịp sống bận rộn dịp cuối năm, nhiều người phải làm việc hết công suất để kịp tiến độ và từ đó khó tránh khỏi áp lực dồn nén lâu ngày. Khi để cơ thể gặp căng thẳng trong thời gian dài, hormone cortisol sẽ tiết ra nhiều và dễ gây ảnh hưởng tới cơ quan gan.
Nguồn: Sohu