Thịt lợn và thịt bò là 2 thực phẩm đại kỵ nhau. Điều này chủ yếu được xem xét dưới góc độ y học cổ truyền Trung Quốc.
Thịt lợn là một trong những loại thực phẩm mà người Việt tiêu thụ nhiều nhất hàng ngày vì nó dễ mua lại còn có giá thành hợp lý. Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, thịt lợn có đủ các thành phần dinh dưỡng, nó là nguồn cung cấp chất đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng cho cơ thể.
Càng ngày con người càng nghĩ ra nhiều công thức chế biến thịt lợn, thế nhưng không phải công thức nào cũng tốt cho sức khỏe. Thịt lợn có 5 món không nên kết hợp, 2 món được khuyên nên kết hợp thật nhiều để bồi bổ cơ thể.
5 loại thực phẩm không nên kết hợp với thịt lợn vì có thể sinh độc
1. Thịt bò
Trong cuốn sách y học kinh điển của Trung Quốc mang tên Yinshan Zhengyao (Nguyên tắc ăn kiêng) được viết bởi Hu Sihui – chuyên gia dinh dưỡng và trị liệu cung đình Trung Quốc trong triều đại nhà Nguyên, có nói: Thịt lợn và thịt bò là 2 thực phẩm đại kỵ nhau. Điều này chủ yếu được xem xét dưới góc độ y học cổ truyền Trung Quốc.
Thịt lợn có vị chua, tính lạnh, dưỡng âm; trong khi thịt bò vị ngọt tính ấm, có tác dụng bồi bổ tỳ vị, tăng cường sức mạnh cho thắt lưng và bàn chân. Một loại tính ấm và một loại tính lạnh; một loại bổ tỳ vị và dạ dày, còn một loại vừa lạnh vừa sinh đờm, tính và vị trái ngược nhau, không nên ăn cùng nhau.
2. Gan dê
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng: “Thịt lợn và gan dê ăn cùng nhau khiến người bệnh suy nhược” hay “Thịt lợn mà có gan dê. Não tâm hư khí khó bề hấp thu”.
Điều này là do gan dê có tính lạnh. Trong khi đó thịt lợn có nhiều mỡ, khi vào trong bụng sẽ sinh nhiệt, do đó sự kết hợp giữa 2 món này có thể gây chướng bụng, khó chịu và đau bụng. Hơn nữa, gan dê có mùi hơi hôi, nếu chế biến cùng thịt lợn sẽ khiến mùi vị món ăn trở nên kém hấp dẫn, khó thưởng thức.
Thịt lợn mà có gan dê. Não tâm hư khí khó bề hấp thu.
3. Đậu tương
Theo quan điểm của dinh dưỡng hiện đại, đậu tương và thịt lợn không thích hợp để ăn cùng lúc vì trong đậu tương có chứa hàm lượng phốt pho cao, khoảng 60-80% là phốt pho ở dạng axit phytic. Nếu ăn cùng thịt lợn, đậu sẽ làm cho thịt bị giảm giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là giảm các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm…
4. Rau mùi
Thịt lợn ích khí còn rau mùi tây có tính ôn, khi kết hợp hai món này cùng với nhau có thể phản tác dụng, có thể gây ra tình trạng chướng bụng, khó tiêu nếu như ăn quá nhiều.
Thịt lợn không nên nấu cùng rau mùi.
5. Gừng
Gừng và thịt lợn là 2 thứ không nên kết hợp vì chúng đại kỵ, tuy có thể dùng gừng để khử mùi tanh của thịt nhưng không nên nấu cùng vì khi ăn ở số lượng lớn, món ăn có thể sinh ra chứng phong thấp, nổi nốt.
Nên nấu thịt lợn cùng với 2 thứ để nhân gấp bội dinh dưỡng
Thịt lợn + dưa chuột
Dưa chuột có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, thịt lợn và dưa chuột là sự kết hợp có tác dụng dưỡng âm, dưỡng ẩm, dưỡng can ích khí. Dùng thích hợp cho những người bị nhiệt miệng, ho khan do âm hư, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, thiếu dinh dưỡng, táo bón.
Thịt lợn + củ sen
Củ sen có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng bổ tỳ vị, khai vị, ích khí, dưỡng huyết, tiêu thũng, ăn với thịt lợn có tác dụng dưỡng âm, dưỡng âm, trừ khô, bổ trung ích khí. Sự kết hợp giữa củ sen và thịt lợn có thể cung cấp các chất dinh dưỡng phong phú cho cơ thể con người. Dùng thích hợp cho những người mệt mỏi, gầy yếu, ho khan.