3 kiểu chế biến thịt lợn khiến đường huyết tăng vọt khó kiểm soát, muốn ổn định kiểm soát thì nên tăng cường 1 loại thịt “rẻ bèo” sau đây

Đối với bệnh nhân tiểu đường thường xuyên có lượng đường trong máu không ổn định thì cần phải lưu ý vài điều nghiêm ngặt khi ăn thịt lợn.

Trong những năm gần đây, đời sống nâng cao khiến cho bữa ăn của các gia đình ngày càng đủ đầy hơn. Trong bữa ăn người Việt thường xuyên có thịt lợn, bởi chúng sở hữu rất nhiều ưu điểm như giá thành rẻ, giàu dinh dưỡng và có thể chế biến được thành rất nhiều món ngon.

Đối với bệnh nhân tiểu đường thường xuyên có lượng đường trong máu không ổn định thì cần phải lưu ý vài điều nghiêm ngặt khi ăn thịt lợn. Có 3 kiểu chế biến thịt lợn khiến đường huyết tăng vọt khó kiểm soát mà bạn nên cân nhắc trước khi thưởng thức.

3 kiểu chế biến thịt lợn khiến đường huyết tăng vọt khó kiểm soát

1. Nấu các món thịt lợn có nhiều mỡ

Nhiều người thích ăn thịt mỡ, dù rang, luộc hay kho đều chọn miếng thịt lợn có nhiều mỡ nhất. Tuy nhiên thịt mỡ không phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Mỡ lợn chứa nhiều cholesterol và chất béo, nếu người có đường huyết cao ăn mỡ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của đường huyết, tốt nhất là nên hạn chế ăn chúng.

2. Thịt kho tàu

Thịt kho tàu là món yêu thích của rất nhiều gia đình vì chúng vừa để được lâu, lại có vị mặn ngọt rất đưa cơm. Tuy nhiên để chế biến món thịt kho tàu cần nhiều đường, muối, nước mắm… dễ làm tăng huyết áp, đồng thời làm tăng đường huyết nhanh ở những người có lượng đường trong máu cao, khiến bệnh khó kiểm soát, rất dễ sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.

thit-kho-tau.jpeg

3. Thịt lợn nướng

Mặc dù món thịt lợn nướng rất ngon nhưng chúng vô cùng độc hại. Khi nướng thịt lợn trên than ở nhiệt độ 500-600 độ C, những giọt mỡ chảy xuống than hình thành các phân tử hydrocarbon thơm đa vòng (PAH), đây là những chất gây ung thư. Hơn nữa, chúng còn ảnh hưởng đến sự bài tiết insulin của chúng ta, nếu insulin có vấn đề thì lượng đường trong máu cũng sẽ bị ảnh hưởng.

196714-thit-xien-nuong-via-he.jpeg

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care bởi các nhà nghiên cứu từ Khoa Dinh dưỡng của Trường Y tế Công cộng Harvard cũng phát hiện ra rằng phương pháp nấu nướng ở nhiệt độ cao (nướng/quay) làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Ngoài ra, thường xuyên tiếp xúc với các loại thực phẩm chiên nướng cũng làm tăng nguy cơ tăng cân và phát triển bệnh béo phì, điều này có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường.

Vậy nên ăn loại thịt nào để có thể ổn định lượng đường trong máu?

Câu trả lời đó chính là các loại thịt trắng.

Mặc dù những người có lượng đường trong máu cao nên ăn ít thịt đỏ nhưng họ vẫn có thể ăn thịt trắng. Cá, tôm, cua và cá đều là các loại thịt trắng. Loại thịt này rất giàu khoáng chất và ít chất béo, rất lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường, tuy nhiên bạn cũng chỉ nên ăn giới hạn trong khoảng 40-75 gam/lần

Ngoài ra, gà, vịt, ngan cũng là các loại thịt trắng lành mạnh, chúng cũng rất giàu khoáng chất và protein, và rất ít chất béo.

Muon-an-ca-nhung-ngai-mui-tanh-day-la-cach-che-bien-5-loai-ca-thit-trang-chuan-nhat-1-1595467597-829-width600height400.jpeg

Lưu ý:

Ngoài lựa chọn loại thịt phù hợp với thể trạng của mình, người mắc bệnh tiểu đường cũng cần nhớ chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Mỗi ngày, thay vì ăn đầy đủ 3 bữa chính thì bạn có thể chia thành nhiều bữa nhỏ và ăn ít hơn trong mỗi bữa. Việc chia nhỏ bữa ăn khiến hàm lượng carbohydrate đi vào hệ thống tuần hoàn với số lượng nhỏ, do đó đường dao động trong biên độ của máu sẽ nhỏ hơn. Từ đó có lợi trong việc ổn định đường huyết, tránh tình trạng đường huyết tăng cao quá mức.

Ngoài chuyện ăn uống, muốn lượng đường trong máu ổn định thì bạn phải chăm chỉ tập thể dục. Bởi tập luyện giúp giảm bớt calo và chất béo, hơn nữa còn cải thiện khả năng miễn dịch, kích thích cơ thể tiết ra nhiều insulin hơn – chất này giúp điều hòa lượng đường trong máu. Ngoài ra, đi ngủ sớm mỗi ngày cũng giúp điều chỉnh lượng nội tiết tố, ngược lại thức khuya sẽ khiến thần kinh căng thẳng, huyết áp tăng cao, không có lợi cho sự ổn định của đường huyết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *