GiadinhNet – Bác sĩ khuyến cáo mọi người không nên uống rượu rồi lại móc họng gây nôn vì tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho sức khỏe.
5 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang nạp quá nhiều đường, cần điều chỉnh ngay!
GiadinhNet – Khi chế độ ăn thiếu đường thì sẽ dẫn đến hạ đường huyết, dẫn đến tình trạng đói lả, giảm khả năng tập trung, lạnh tay chân, vã mồ hôi, run tay, run chân. Tuy nhiên ăn quá nhiều đường lại là nguyên nhân gây bệnh!
Sau những cuộc vui quá chén, nhiều người có thói quen móc họng gây nôn để được tỉnh táo hơn. Thực tế, gây nôn có thể giúp bạn nôn ra một phần rượu sau khi uống, có tác dụng giúp tỉnh rượu ở mức độ nhất định, nhưng đó là một hành động rất nguy hiểm.
Ảnh minh họa
Việc gây nôn sau khi uống rượu luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi sau uống rượu thường không tỉnh táo, những thứ nôn ra ở trong miệng rất dễ bị hít vào khí quản một cách tình cờ, gây ngạt thở. Gây nôn ép buộc sẽ làm tổn thương thực quản, nhẹ sẽ gây viêm thực quản, loét thực quản, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến chảy máu lớn.
Trả lời trên Kiến Thức, BSCK II Vũ Đức Chung (Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 354) cho biết đã có nhiều bệnh nhân bị rách, vỡ thực quản gây chảy máu ồ ạt sau khi uống rượu và nôn, thậm chí có trường hợp hôn mê vì mất nhiều máu.
Cũng theo bác sĩ Chung, việc nôn ra máu do rách thực quản còn được gọi là hội chứng Mallory-Weiss. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng xuất huyết thứ phát đường tiêu hóa trên do vết rách dọc niêm mạc ở đường từ thực quản vào dạ dày hoặc ở tâm vị.
Ngoài ra, các chuyên gia y tế cảnh báo sau khi uống rượu cần tuyệt đối không làm những việc sau đây:
Ảnh minh họa
Không đi ra lạnh
Do cồn kích thích cho mạnh máu giãn nở, tuần hoàn máu tăng khiến da mẩn đỏ, thân nhiệt tăng vì vậy dễ mắc bệnh do gặp lạnh sau khi uống rượu, bia.
Khi trong cơ thể có cồn thì tốt nhất không nên đi ra ngoài lạnh hoặc ngồi dưới quạt mạnh sẽ khiến cho cơ thể bạn dễ bị cảm lạnh, trúng gió
Không ngủ ngay sau khi uống
Sau khi uống rượu bạn thường cảm thấy buồn ngủ. Nhưng nếu sau khi uống rượu mà đi ngủ ngay lập tức thì sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể, gây nguy hại cho gan.
Bên cạnh đó, hệ hô hấp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Vì thế, chúng ta không nên đi ngủ ngay sau khi uống rượu, thay vào đó hãy nên rửa mặt bằng nước lạnh, sau đó ngồi nghỉ ngơi.
Không tắm, kể cả nước ấm
Tuyệt đối không nên tắm ngay khi kết thúc bữa rượu, kể cả tắm bằng nước nóng. Hành động này có thể khiến hạ đường huyết và rất dễ bị ngất. Nếu bị huyết áp cao và bệnh tim mạch vành lại càng cần lưu ý, bởi tắm nước lạnh sa+u khi uống rất dễ dẫn đến thiếu máu đến tim, gây ra nhồi máu cơ tim, nguy hiểm tới tính mạng.
Không đắp chăn điện
Khi uống rượu quá mức, cơ thể rối loạn chức năng điều chỉnh nhiệt độ, tăng sự mất nhiệt, có thể gây ớn lạnh. Lúc này cơ thể cần được ấm áp song không nên đắp chăn điện, đặc biệt là người mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Sau khi uống rượu, mạch máu giãn ra, nhịp tim và sự trao đổi chất sẽ tăng tốc, huyết áp cao, có thể gây ra nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực và các bệnh khác. Nếu cảm thấy lạnh, bạn có thể sử dụng một chai nước nóng hoặc chăn bông ấm, uống một ít nước ấm nhưng không được quá nóng để tránh bị sốt nhiệt.
Không bật điều hòa quá lạnh
Nằm trước quạt hay bật điều hòa quá lạnh sau khi uống rượu rất dễ khiên cơ thể nhiễm lạnh, dẫn đến nhiều tình trạng nặng hơn như trúng gió, méo miệng, liệt chân tay…
Khi say rượu, tùy cơ địa mỗi người, có người cảm thấy nóng hoặc cảm thấy lạnh run. Khi đó có thể uống nước ấm hoặc sử dụng nhiều lớp chăn để giữ ấm cho cơ thể. Ngoài ra cũng nên nằm nghỉ ở nơi kín gió.
4 việc nên làm trước khi uống rượu để hạn chế say xỉn
Ảnh minh họa
– Uống vừa đủ và chậm
Việc xác định “tửu lượng” của bản thân đến đâu rất quan trọng. Cụ thể, đối với người bình thường, ngưỡng an toàn của bia là 300 – 350ml (nồng độ 4%), rượu nhẹ nồng độ 11% là 150 – 200ml, rượu nặng nồng độ 20% là khoảng 50ml.
Khi uống cần uống chậm, vì nếu bạn uống quá nhanh, cơ thể sẽ không kịp phản ứng với lượng rượu bia dung nạp, khiến bạn dễ và nhanh say hơn người khác. Tốt nhất, cân hạn chế tối đa uống rượu bia, uống số lượng vừa phải, uống giãn cách nhiều ngày và không nên uống quá nhiều cùng lúc.
– Ăn trước khi uống
Theo các chuyên gia, trước khi uống rượu bia, tốt nhất mọi người nên ăn một chút gì đó lót dạ. Bởi khi bụng đói, ethanol có trong rượu sẽ dễ hấp thụ vào cơ thể hơn bình thường. Nguy hiểm hơn, khi vào dạ dày, chất này sẽ nhanh chóng thấm vào máu, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây cảm giác dễ say, thậm chí là nguy cơ của các bệnh về dạ dày, loét dạ dày.
– Ăn hoa quả sau khi uống
Kinh nghiệm dân gian truyền lại rằng, khi say rượu hoặc quá chén, người dùng nên uống một cốc trà atiso vì loại thảo dược này có chức năng giải rượu khá tốt. Ngoài ra, sau khi uống rượu cũng nên dùng một chút hoa quả tươi. Bởi hoa quả sẽ đẩy nhanh quá trình đào thải ethanol ra ngoài cơ thể, giảm đau đầu, chóng mặt và giúp sớm tỉnh táo.
Bánh chưng có dấu hiệu này tuyệt đối không nên ăn nếu không muốn “rước bệnh”
GiadinhNet – Với món bánh chưng, tốt nhất nên ăn khi bánh còn mới, khi có dấu hiệu bị mốc, có mùi chua, bị vữa… thì nên tuyệt đối không được phép ăn.
Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm!
Cô gái bị thanh niên ‘bắt vợ’, đã đến lúc cần phải nhìn nhận tỉnh táo