Hầu như ở độ t.uổi nào thì chúng ta đều yêu thích sô cô la. Không chỉ có hương vị hấp dẫn, sô cô la còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy sô cô la có tác dụng cải thiện lưu thông m.áu, tăng cường sức bền và rất có lợi cho người bị thiếu m.áu.
Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu m.áu. Trong khi nhiều người đã nhận đủ chất sắt qua chế độ ăn uống của mình thì phụ nữ có k.inh n.guyệt nhiều, người đang mang thai, trẻ sơ sinh và người hiến m.áu sẽ cần nhiều chất sắt hơn.
Một số bệnh mạn tính cũng cần bổ sung sắt trong chế độ ăn uống hằng ngày vì cơ thể họ gặp vấn đề khi sử dụng lượng sắt dự trữ trong cơ thể, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).
Sô cô la không chỉ giàu chất chống ô xy hoá mà còn chứa chất sắt, magiê và nhiều khoáng chất khác. Ảnh PEXELS
Sắt là loại khoáng chất cực kỳ phổ biến không chỉ có trong các vật dụng xung quanh chúng ta mà còn xuất hiện trong cả thực vật và động vật. Cơ thể chúng ta cần sắt để tạo ra các tế bào hồng cầu và hoóc môn. Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho biết, đối với người từ 19 – 50 t.uổi thì nhu cầu sắt hằng ngày là 8 mg (nam giới) và 18 mg (phụ nữ). Những người trên 50 t.uổi cần 8 mg sắt một ngày.
Để cơ thể khỏe mạnh, chúng ta cần nạp cả sắt heme có nhiều trong thịt, hải sản và sắt không heme có nhiều trong trứng, các loại thực vật như rau bina, đậu, diêm mạch và các loại hạt. Khi nói đến nguồn sắt thực vật thì sô cô la lại là một nguồn chất lượng. Trong 30 gram sô cô la đen thì có khoảng 2 mg sắt, chiếm khoảng 25% nhu cầu hằng ngày của của nam giới t.uổi từ 19 – 50.
Trong khi sô cô la đen cung cấp sắt thì chúng cũng có 50 mg magiê, 161 mg kali và một ít natri. Sô cô la cũng có flavonol. Chất chống oxy hóa mạnh có thể bảo vệ cơ thể khỏi các tình trạng viêm nhiễm và các gốc tự do. Flavonol trong sô cô la giúp củng cố tế bào và cải thiện độ nhạy insulin.
Sô cô la còn có tác dụng giảm huyết áp, đông m.áu, đồng thời làm giảm các mạch m.áu đến tim. Sự gia tăng lưu lượng m.áu cũng có nghĩa là có nhiều m.áu lưu thông lên não hơn.
Những người thường xuyên tập thể thao có thể thưởng thức sô cô la đen vì flavonol giúp tăng cường nồng độ a xít nitric trong m.áu, nhờ đó cải thiện sức bền khi tập luyện. Tuy nhiên, để thực sự nhận được lợi ích dinh dưỡng từ sô cô la thì cần ăn sô cô la đen với thành phần ca cao từ 70% trở lên.
Sô cô la dù là nguồn cung cấp sắt chất lượng nhưng để đảm bảo nhận đủ lượng chất sắt hằng ngày, mọi người nên đa dạng các loại thực phẩm, không nên chỉ nạp sắt từ sô cô la hay một loại thực phẩm bất kỳ nào, theo Verywell Health.
Người ăn nhiều thịt dễ bị thiếu vitamin nào?
Vì lượng thực phẩm chúng ta ăn vào mỗi ngày có giới hạn nên khi ăn nhiều thịt cũng đồng nghĩa với việc ăn ít rau củ, trái cây hơn.
Điều này kéo dài sẽ khiến cơ thể dễ bị thiếu một số loại vitamin quan trọng.
Chế độ ăn nhiều thịt, ít rau củ, trái cây hay ngũ cốc nguyên hạt sẽ khiến cơ thể dễ bị thiếu vitamin C và E. Cơ thể cần vitamin C để tạo collagen và chống lại các gốc tự do có khả năng làm hỏng tế bào. Vitamin C cũng giúp hấp thụ chất sắt, theo theo trang tin Popsugar (Mỹ).
Ăn quá nhiều thịt đỏ, ít rau củ và trái cây sẽ dễ gây thiếu vitamin và táo bón. Ảnh PEXELS
Trong khi đó, mỗi ngày cơ thể cần ít nhất 10 mg vitamin C. Nếu thiếu quá nhiều vitamin C thì chỉ sau vài tuần, chúng ta có thể mắc bệnh Scorbut. Các triệu chứng của bệnh gồm trầm cảm, thiếu m.áu, mệt mỏi, viêm nhiễm và một số triệu chứng khác. Phần lớn lượng vitamin C chúng ta hấp thụ mỗi ngày lại đến từ rau củ và trái cây nên ăn ít các loại thực vật này sẽ dễ gây thiếu vitamin C.
Chế độ ăn nhiều thịt cũng khiến cơ thể dễ bị thiếu vitamin E. Vitamin E là một chất chống ô xy hóa, có tác dụng hỗ trợ miễn dịch và ngăn ngừa cục m.áu đông. Cơ thể cần 15 mg vitamin E mỗi ngày. Các món có nhiều vitamin E gồm bông cải xanh, dầu ô liu, hạt hướng dương, probina, biến trái bơ, kiwi và một số món khác.
Ngoài ra, thiếu vitamin còn phụ thuộc vào cách lựa chọn loại thịt. Ăn nhiều thịt đỏ như heo, bò thì sẽ dễ gây thiếu vitamin A. Tuy nhiên, nếu ăn gan bò, gan cá thì không những được cung cấp dồi dào lượng vitamin A mà loại thực phẩm này còn có biotin và folate. Đây là 2 loại vitamin cần thiết cho quá trình trao đổi chất và hoạt động của tế bào.
Một vấn đề khác nữa có thể xảy ra khi ăn nhiều thịt là táo bón. Nguyên nhân là do thịt động vật dù nhiều protein nhưng lại thiếu chất xơ, ngay cả khi bạn dùng thực phẩm bổ sung chất xơ để giảm táo bón.
Khi đang áp dụng chế độ ăn nhiều thịt, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo vẫn cần ăn thêm chất xơ từ thực vật để cải thiện sức khỏe vi khuẩn đường ruột. Nếu để mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột thì chế độ ăn nhiều thịt có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và nhiều vấn đề sức khỏe đường ruột khác.
Hơn nữa, một số loại thịt lại có nhiều chất béo và làm tăng cholesterol, đặc biệt nếu bạn không tập thể dục. Thịt xông khói và các loại thịt chế biến khác có hàm lượng natri cao có thể làm tăng huyết áp. Chế độ ăn nhiều natri cũng có liên quan đến các vấn đề về thận. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo những người mắc huyết áp cao, cholesterol cao hoặc bệnh tim mạch không nên ăn quá nhiều thịt, theo Popsugar.