Lý do người đàn ông có chiếc kim trong não suốt 20 năm mà không hay biết

Người đàn ông sống ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) tưởng mình bị phình động mạch nhưng bác sĩ phát hiện ông có kim trong não suốt thời gian dài.

Kết quả chiếu chụp cho thấy chiếc kim dài 1,3cm màu vàng và hơi nhọn nằm trong động mạch não phía sau mắt phải của người đàn ông 74 t.uổi. Dị vật gây c.hảy m.áu trong khiến bệnh nhân gặp vấn đề về trí nhớ, phải đi khám.

Gia đình cho biết chiếc kim này có khả năng đã tồn tại trong não bệnh nhân suốt hai thập kỷ. Người bệnh từng châm cứu vào đầu những năm 2000 vì chứng đau nửa đầu dai dẳng. Chiếc kim có thể đã bị gãy trong quá trình châm cứu và sau đó di chuyển vào động mạch phía sau mắt.

ly do nguoi dan ong co chiec kim trong nao suot 20 nam ma khong hay biet f5c 7099352

ly do nguoi dan ong co chiec kim trong nao suot 20 nam ma khong hay biet dc4 7099352

Dị vật trong não bệnh nhân Trung Quốc. Ảnh: Daily Mail

Theo Daily Mail, các bác sĩ phẫu thuật mở hộp sọ của người đàn ông để lấy chiếc kim ra. Họ phải cắt xuyên qua màng cứng bên ngoài não và sử dụng kính vi phẫu để tiến hành ca mổ, tránh ảnh hưởng các động mạch và cấu trúc quan trọng.

Hậu phẫu, người đàn ông hồi phục tốt và được rút máy thở sau 10 ngày điều trị.

Nhưng rồi bệnh nhân n.hiễm t.rùng phổi khi đang nằm viện và qua đời ba tuần sau đó. Các bác sĩ cho biết tình trạng n.hiễm t.rùng có thể liên quan đến việc bệnh nhân mất ý thức trong ca mổ. Điều này vô hiệu hóa khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể đối với n.hiễm t.rùng phổi như phản xạ ho hoặc nôn trớ.

Các bác sĩ chẩn đoán người đàn ông mắc chứng giả phình mạch nội sọ – m.áu rò rỉ khỏi mạch m.áu trong não nhưng được các mô xung quanh giữ lại. Trong khi đó, chứng phình mạch thực sự xảy ra khi thành mạch yếu và phồng lên do tích tụ m.áu.

Đây là trường hợp đầu tiên được ghi nhận trong y văn về chứng giả phình mạch do kim châm cứu gây ra. Các ca trước đây thường do n.hiễm t.rùng làm tổn thương động mạch trong não cũng như chấn thương hoặc va chạm mạnh vào đầu.

Ca bệnh được chia sẻ trên tạp chí Medical Case Reports. Tiến sĩ Qiang Li, bác sĩ giải phẫu thần kinh tại Bệnh viện Đại học Y Tây Nam (Trung Quốc), đ.ánh giá: “Các ca giả phình mạch nội sọ do dị vật đầy thách thức và hiếm gặp, cần được chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Những trường hợp như vậy nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì nghi ngờ, đặc biệt trong những ca liên quan đến chấn thương”.

Châm cứu là phương pháp thực hành y học cổ truyền của châu Á khi thầy thuốc châm các mũi kim nhỏ vào một số điểm trên cơ thể để kích thích năng lượng. Theo các chuyên gia, cách làm này có thể giảm đau, giảm căng thẳng, thậm chí hỗ trợ phục hồi khớp khi kích thích dây thần kinh và m.áu lưu thông.

Làm gì khi trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp?

Con trai của tôi hơn 2 t.uổi và có biểu hiện sốt cao, thở khò khè. Bé được chẩn đoán nhiễm RSV.

Xin hỏi bệnh này điều trị như thế nào?

lam gi khi tre bi nhiem virus hop bao ho hap eb1 7069428

Tôi có con trai hơn 2 t.uổi. Gần đây, bé có biểu hiện sốt cao, thở khò khè. Đến bệnh viện kiểm tra thì bé được chẩn đoán mắc nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV). Xin hỏi làm thế nào để điều trị bệnh này?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC)

Virus hợp bào hô hấp (RSV) có thể lây truyền khi người nhiễm ho hoặc hắt hơi. RSV cũng có thể tồn tại trên bề mặt da hay các vật dụng trong nhà như bàn ăn, tay nắm cửa.

Trẻ từ 2 t.uổi thường có nguy cơ cao nhiễm RSV. Virus này cũng có thể gây tái nhiễm ở bất kỳ độ t.uổi nào.

Người nhiễm bệnh thường xuất hiện triệu chứng sau 4-6 ngày, bao gồm sổ mũi, chán ăn, ho, hắt hơi, sốt, thở khò khè.

RSV cũng có thể gây n.hiễm t.rùng nặng hơn như viêm tiểu phế quản, viêm đường hô hấp nhỏ trong phổi và viêm phổi, n.hiễm t.rùng phổi. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ dưới 1 t.uổi.

Để điều trị RSV, CDC không khuyến cáo dùng thuốc kháng virus để chống nhiễm bệnh. Hầu hết trường hợp nhiễm RSV đều tự khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp nhiễm RSV có thể khiến bệnh chuyển biến nặng. Các phương pháp giảm triệu chứng do RSV bao gồm:

Giảm đau và hạ sốt bằng thuốc, chẳng hạn acetaminophen hoặc ibuprofen (theo độ t.uổi); Không được dùng aspirin cho trẻ.
Uống nhiều nước.
Trao đổi kỹ với nhân viên y tế trước khi cho trẻ uống thuốc cảm không kê đơn. Một số thành phần của thuốc có thể không tốt cho t.rẻ e.m.

Người già và trẻ dưới 6 tháng t.uổi khi mắc RSV có thể phải nhập viện nếu khó thở hoặc mất nước. Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể phải thở máy hoặc truyền dịch.

Để phòng ngừa RSV ở trẻ, có thể tiêm vaccine RSV cho mẹ mang thai 32-36 tuần khi bước vào mùa cao điểm dịch bệnh. Ngoài ra, trẻ dưới 8 tháng t.uổi có thể tiêm kháng thể RSV.

Trẻ 8-19 tháng t.uổi cũng được khuyến nghị tiêm một liều kháng thể RSV nếu nằm trong các trường hợp sau:

Trẻ mắc bệnh phổi mạn tính do sinh non

Trẻ bị suy giảm miễn dịch nặng

Trẻ bị xơ nang có bệnh nặng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *