Rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi?

Rối loạn tiêu hóa là một biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa thường gặp ở người lớn và t.rẻ e.m.

Thời điểm giao mùa xuân – hè khiến thức ăn mau hư do vi sinh vật phát triển nhanh dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu bất thường xảy ra ở đường tiêu hóa về cấu trúc hoặc hoạt động. Có 2 loại rối loạn tiêu hóa:

– Bệnh lý tiêu hóa thực thể: Xảy ra khi hệ tiêu hóa có những biểu hiện bất thường về cấu trúc dẫn đến các hoạt động cũng bị ảnh hưởng.

– Rối loạn tiêu hóa chức năng: Xảy ra khi hệ tiêu hóa hoạt động bất thường nhưng không nằm trong bệnh lý tiêu hóa thực thể.

Khi bị rối loạn tiêu hóa, quá trình phá vỡ và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng vào ruột non đến m.áu sẽ bị tắc nghẽn hoặc hoạt động không bình thường. Từ đó, dẫn đến việc các cơ quan trong hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.

Rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân trong đó thường gặp các nhóm nguyên nhân sau:

– Nhóm nguyên nhân từ chế độ ăn uống

Rối loạn tiêu hóa thường gặp do ăn uống không đảm bảo vệ sinh, các thực phẩm bao gồm đồ uống và thức ăn không đảm bảo vệ sinh, tác động lên hệ vi sinh đường ruột đều có thể gây ra rối loạn tiêu hóa.

Chế độ ăn thất thường, không cân bằng các nhóm chất đều có thể gây ra rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt đối với những người ăn ít chất xơ, vitamin và khoáng chất, uống ít nước thì khả năng rối loạn cao hơn.

Nếu sử dụng nhiều đồ uống có cồn như bia, rượu sẽ làm mất cân bằng độ pH trong dạ dày, bào mòn và rửa trôi hệ men vi sinh gây ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn.

roi loan tieu hoa bao lau thi khoi 449 7100224

Đau bụng là một trong các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa.

– Nhóm do một số bệnh lý

Rối loạn tiêu hóa có thể do một số bệnh lý liên quan, cụ thể: Viêm đại tràng, các bệnh lý liên quan đến dạ dày… Viêm đại tràng do khuẩn lỵ amip, shigella.., gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Các bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản… đều có thể là nguyên nhân có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do sử dụng kháng sinh điều trị bệnh cũng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Bởi hệ vi sinh đường ruột có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, lên men đường ruột.

Các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa có nhiều triệu chứng khác nhau, cấp độ khác nhau và đồng thời có thể xảy ra ở một hoặc một vài bộ phận cùng lúc với nhau trong hệ tiêu hóa. Một số biểu hiện của rối loạn tiêu hóa thường thấy là:

– Xuất hiện tình trạng chướng bụng, người bệnh thấy bụng căng cứng, khó chịu, nhất là sau khi ăn. Tình trạng đau bụng âm ỉ có thể xuất hiện.

– Đường tiêu hóa bị kích thích mạnh người bệnh có thể dẫn đến buồn nôn hoặc nôn ói ngay. Hoặc xuất hiện tình trạng ợ hơi, ợ nóng liên tục, đặc biệt sau khi ăn và kéo dài vài giờ liền.

– Ở một số trường hợp đại tiện khó khăn, bất thường xuất hiện tiêu chảy hoặc táo bón, đi đại tiện nhiều lần trong ngày.

– Ngoài ra người bệnh có thể có biểu hiện chán ăn, không thấy ngon miệng, đau lưng, đau ngực, tăng/giảm cân thất thường, nấc cụt, khó nuốt.

roi loan tieu hoa bao lau thi khoi e83 7100224

Không nên ăn thực phẩm tái sống dễ mắc rối loạn tiêu hóa.

Bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi, cần xử trí như thế nào?

Thông thường các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thường kéo dài từ 3 ngày – 1 tuần hoặc có thể kéo dài hơn. Nếu thấy các triệu chứng kéo dài, không thuyên giảm thì nên đến bệnh viện để thăm khám và không nên tự ý mua thuốc sử dụng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Còn đối với các trường hợp có biểu hiện nhẹ có thể xử trí bằng cách nghỉ ngơi và thiết lập chế độ ăn uống giàu chất xơ, vitamin, uống đủ nước, thường xuyên vận động. Hạn chế việc ăn thức ăn, gia vị cay, chua hoặc các chất kích thích để môi trường dạ dày, ruột được chữa lành và hoạt động trở lại bình thường.

Một số loại thực phẩm mà người bị rối loại chức năng tiêu hóa nên kiêng ăn bao gồm: Mì tôm, bánh mì; Nước dừa; Thực phẩm tươi sống; Thực phẩm chứa nhiều acid; Hoa quả sấy khô

Người bệnh nên ăn các thực phẩm sau để để cải thiện tình trạng bệnh, bao gồm: Chuối chín, trái bơ, trái dứa, trái táo, đu đủ chín; Gừng, khoai lang; Sữa chua; Hạt chia; và các loại rau xanh. Ngoài ra, có thể bổ sung men tiêu hóa để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Khi có biểu hiện tiêu chảy do mất nước, sốt cao, mất m.áu, đau dữ dội… hoặc tình trạng không đỡ thì nên tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Cách phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là bệnh lý thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, để tránh tình trạng trên cần thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế, cụ thể.

– Cần ăn chín, uống sôi, hạn chế thực phẩm có khả năng kích thích cao như chua, cay, cồn, dầu mỡ nhiều.

– Cần uống nước đầy đủ, nếu là người hay bị táo bón, bổ sung chất xơ ở rau xanh và trái cây nhiều hơn để hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất.

– Cần có thói quen đi vệ sinh khoa học. Đặc biệt nên đi đại tiện hàng ngày, vào buổi sáng.

– Cần vệ sinh nơi chế biến thức ăn, rửa tay thường xuyên đúng cách nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Cần sử dụng nguồn thực phẩm an toàn, đảm bảo tránh sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, ôi, thiu, mốc…

Rau xà lách rất tốt nhưng đại kỵ với 6 người này

Rau xà lách là loại rau quen thuộc có nhiều trong mùa đông, đây cũng là loại rau rất tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được.

rau xa lach rat tot nhung dai ky voi 6 nguoi nay 1d1 7095253

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Ăn rau xà lách có tác dụng gì cho sức khỏe con người?

Hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ ung thư: Rau xà lách chứa nhiều beta-carotene, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Do đó, nó được xem xét là một ứng cử viên tiềm năng trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các loại ung thư khác nhau. Hơn nữa, nó cũng giúp phòng tránh bệnh tim mạch, viêm khớp và đục thủy tinh thể.

Giảm cân và làm đẹp da: Rau xà lách là một lựa chọn lý tưởng cho những người muốn giảm cân. Khi ăn xà lách, bạn sẽ cảm thấy no hơn mà không cần tiêu thụ quá nhiều calo. Hàm lượng nước trong rau xà lách cũng giúp cung cấp độ ẩm cho da, mang lại cho bạn làn da tươi mát và khỏe mạnh.

Giải nhiệt và giảm đau đầu: Một lợi ích khác của rau xà lách là khả năng giúp giải nhiệt trong mùa hè nóng bức. Ngoài ra, nhờ vào hàm lượng magiê cao, nước ép từ rau xà lách có khả năng hỗ trợ việc hồi phục mô cơ, tăng cường chức năng não. Y học dân gian còn dùng dịch ép xà lách kết hợp với tinh dầu hoa hồng để giảm đau đầu.

Phòng ngừa táo bón: Rau xà lách cung cấp nhiều chất xơ, giúp ruột co bóp dễ dàng hơn và từ đó có thể phòng ngừa táo bón một cách hiệu quả.

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường: Đối với những người bị tiểu đường, rau xà lách là một lựa chọn thực phẩm lý tưởng. Vì nó thuộc nhóm rau sống và có thành phần carbohydrate thấp hơn 3%, nên nó không gây tăng đột ngột nồng độ đường trong m.áu.

Bổ sung vitamin cho cơ thể: Rau xà lách là một kho tàng của các vitamin quan trọng, bao gồm vitamin A và beta-carotene (1 chất t.iền vitamin A). Chỉ cần 100g rau xà lách đã cung cấp lượng vitamin A gấp 2,47 lần số lượng cần thiết hàng ngày. Nó cũng chứa 4.443 mcg beta-carotene và nhiều chất chống oxy hóa khác, giúp cải thiện thị lực và ngăn ngừa các bệnh ung thư.

Bổ sung vitamin K: Rau xà lách chứa một lượng đáng kể vitamin K, một dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe xương. Vitamin K có vai trò quan trọng trong việc tăng cường mật độ xương và bảo vệ hệ thần kinh.

Những người không nên ăn rau xà lách

Dưới đây là những người được khuyến cáo không nên ăn rau xà lách:

Người bị rối loạn tiêu hóa

Chất xơ trong rau xà lách tác dụng phụ gây khó chịu đường tiêu hóa như đầy hơi, chuột rút, co thắt dạ dày, tiêu chảy, giảm hấp thụ một số chất dinh dưỡng quan trọng. Do đó, với những người bị rối loạn tiêu hóa nên lưu ý khi sử dụng loại rau này.

Người đang dùng thuốc chống đông m.áu

Đối với những người đang dùng thuốc chống đông m.áu có hàm lượng vitamin K cao, nếu ăn nhiều rau xà lách sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến m.áu đông cục.

Phụ nữ mang thai

Dẫn nguồn trang WEBMD cho biết, thực phẩm sống luôn chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại chưa bị t.iêu d.iệt, đó là những nguy cơ cực kỳ nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi.

Người bị đau dạ dày

Người bị đau dạ dày không nên ăn loại thức ăn, nước uống kích thích niêm mạc dạ dày như các loại rau thơm, rau xà lách, rau quả có chứa nhiều xơ sợi.

Bệnh nhân suy thận

Những người mắc bệnh thận nên tránh các loại rau chứa nhiều kali và photpho, vì thận không thể loại bỏ chúng theo đường tiểu. Trong khi đó, xà lách lại chứa lượng lớn 2 chất này, do đó người bị suy thận nên hạn chế sử dụng.

Cơ thể có mùi khó chịu

Ăn loại rau chứa nhiều lưu huỳnh thường khiến mồ hôi có mùi khó chịu. Những loại rau màu sậm có thể làm cho nước tiểu có màu.

Trên đây là những nhóm người được khuyến cáo không nên ăn rau xà lách. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa loại rau này nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *