Uống trà chanh gừng khi nào là tốt nhất?

Trà chanh gừng là một loại thức uống có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm cảm lạnh, giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện tiêu hóa…

Vì vậy nên uống trà chanh gừng vào thời điểm nào là tốt nhất?

1. Công thức chế biến trà chanh gừng

Dưới đây là một công thức đơn giản để bào chế trà chanh gừng:

Nguyên liệu:

– 1 củ gừng tươi (khoảng 20g)

– 1 quả chanh (loại vừa)

– 1-2 thìa mật ong (tùy khẩu vị của từng người)

– Khoảng 200ml nước.

Cách làm:

– Rửa sạch củ gừng, sau đó thái mỏng (có thể thái hình sợi cho đẹp mắt) hoặc băm nhỏ (có thể lột vỏ gừng nếu muốn).

– Đun sôi 200ml nước. Khi nước bắt đầu sôi, thêm gừng vào nồi.

– Hạ lửa và để nấu nhỏ lửa trong khoảng 5-10 phút.

– Sau khi nấu xong, tắt bếp và thêm nước cốt chanh vào nước gừng. Bạn có thể thêm mật ong để tăng thêm hương vị, khẩu vị.

– Khuấy đều và để trà nguội một chút trước khi thưởng thức (khi còn nóng ấm).

Lưu ý: Có thể điều chỉnh số lượng gừng và chanh tùy theo khẩu vị và theo kinh nghiệm của mình. Nếu muốn trà có vị đậm hơn, hãy thêm nhiều gừng hơn hoặc nấu lâu hơn…

uong tra chanh gung khi nao la tot nhat e7b 7099572

Trà chanh gừng có thể uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng dưới đây là một số thời điểm mà nó có thể mang lại lợi ích tối đa hoặc tùy thuộc vào mục tiêu của bạn.

2. Uống trà chanh gừng khi nào tốt nhất?

BSCKII Trần ngọc Quế, Chủ tịch Hội Đông y Quảng Bình cho biết, trà chanh gừng có thể uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng dưới đây là một số thời điểm mà nó có thể mang lại lợi ích tối đa hoặc tùy thuộc vào mục tiêu của bạn:

– Buổi sáng: Uống trà chanh gừng vào buổi sáng có thể giúp cơ thể không bị cảm lạnh, kích thích tiêu hóa và tăng cường năng lượng cho cả ngày.

Trước bữa ăn: Uống trà chanh gừng trước bữa ăn có thể giúp kích thích tiêu hóa và giảm cảm giác đói, ngăn ngừa việc ăn quá nhiều đối với các đối tượng cần giảm cân.

– Sau bữa ăn: Uống trà chanh gừng sau bữa ăn có thể giúp tiêu hóa tốt hơn, giảm cảm giác nặng nề sau khi ăn, giúp điều hòa nhu động ruột và thư giãn.

– Khi bạn cảm thấy mệt mỏi: Trà chanh gừng có thể giúp tăng cường năng lượng và giảm cảm giác mệt mỏi, giảm căng thẳng, làm cho trí óc sảng khoái hơn.

– Khi bị ốm: Trà chanh gừng có thể giúp giảm các triệu chứng do phong hàn gây ra, chống cảm lạnh và cúm, như đau họng và tắc mũi, chống mết mỏi và đau nhức xương khớp do lạnh.

– Trước khi đi ngủ: Uống trà chanh gừng trước khi đi ngủ có thể giúp thư giãn cơ thể và cải thiện giấc ngủ tốt hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe cụ thể nào, hãy thảo luận với bác sĩ có chuyên môn Đông y trước khi thêm trà chanh gừng vào chế độ ăn uống của bạn.

3. Nên uống bao nhiêu trà chanh gừng trong một ngày

Theo BSCKII Trần Ngọc Quế, một lượng an toàn để bắt đầu có thể là 1-2 ly trà chanh gừng mỗi ngày. Tuy nhiên, mỗi người có thể phản ứng khác nhau với các thành phần có trong trà, vì vậy quan trọng là lắng nghe cơ thể của bạn và điều chỉnh liều lượng phù hợp.

Nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe cụ thể nào hoặc đang dùng thuốc, hãy thảo luận với bác sĩ có chuyên môn chuyên môn Y học cổ truyền trước khi thêm trà chanh gừng vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.

4. Có pha trà chanh gừng với các loại trà khác được không?

Bạn hoàn toàn có thể kết hợp trà chanh gừng với nhiều loại trà khác để tạo ra hương vị đa dạng và tận dụng thêm lợi ích sức khỏe từ các loại trà đó.

Dưới đây là một số gợi ý có thể pha thêm vào tra chanh gừng:

– Trà xanh: Trà xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ bệnh tim và giảm cân, tăng cường chức năng tiêu hóa. Kết hợp trà xanh với chanh và gừng sẽ tạo ra một loại trà thơm ngon và bổ dưỡng hơn.

– Trà Olong: Trà Oolong có hương vị đặc biệt và nhiều lợi ích sức khỏe như giảm cân, cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sự dẻo dai của cơ. Sự kết hợp của trà Oolong, chanh và gừng sẽ tạo ra một loại trà thú vị và khá lạ, là sự khám phá mà bạn có thể tạo ra.

– Trà đen: Trà đen có hàm lượng caffeine cao hơn loại thường và hương vị đậm hơn so với trà xanh và trà Oolong. Kết hợp trà đen với chanh và gừng sẽ tạo ra một loại trà có hương vị mạnh mẽ, ưa thích hơn và tốt cho sức khỏe.

– Trà bạc hà: Trà bạc hà có hương vị mát lạnh và nhiều lợi ích sức khỏe như giảm đau bụng, giảm stress và giúp thư giãn. Kết hợp trà bạc hà với chanh và gừng sẽ tạo ra một loại trà thơm mát và tốt cho tiêu hóa.

– Trà Xuyên chi: Có hương vị đặc biệt của cây cỏ thiên nhiên, cải thiện giảm căng thẳng và đưa đến giấc ngủ ngon hơn, là một cây thuốc nam có nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe, có rất nhiều các vùng miền, dễ tìm kiếm.

Tuy nhiên, cần lưu ý, nhớ kiểm tra với bác sĩ có chuyên môn Y học cổ truyền (Đông y), nếu bạn có bất kỳ biểu hiện tình trạng sức khỏe của mình trước khi dùng thử các loại trà mới.

5 lý do khiến trà chanh gừng loại bỏ cholesterol xấu

Cholesterol LDL (chcolesterol xấu) cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ… Do đó, việc giảm và kiểm soát mức cholesterol rất quan trọng để phòng ngừa các tình trạng nguy hiểm này.

Gừng từ lâu đã được dùng trong y học cổ truyền vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chanh là nguồn cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa tuyệt vời. Chanh đã được sử dụng vừa làm hương liệu vừa là thành phần chính trong nhiều loại trà.

Kết hợp chanh gừng sẽ tạo ra sức mạnh giúp giảm cholesterol LDL (xấu) một cách hiệu quả.

5 ly do khien tra chanh gung loai bo cholesterol xau 7d4 7098066

Kết hợp chanh gừng sẽ tạo ra sức mạnh giúp giảm cholesterol LDL (xấu) một cách hiệu quả.

1. Lợi ích của trà chanh gừng trong việc giảm cholesterol

Trà chanh gừng giúp chống viêm: Viêm có liên quan đáng kể đến các bệnh về tim mạch, và may mắn thay, cả gừng và chanh đều có tác dụng chống viêm tốt. Thường xuyên nhấm nháp trà chanh gừng có thể làm giảm thiểu tình trạng viêm động mạch và ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám.

– Trà chanh gừng giàu chất chống oxy hóa: Cơ thể chúng ta thường bị bao vây bởi các gốc tự do có hại gây ra stress oxy hóa và làm hỏng động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, các chất chống oxy hóa sẵn có của gừng và chanh (trong trà chanh gừng) có tác dụng như lá chắn bảo vệ trái tim của chúng ta và cải thiện sức khỏe tim mạch.

– Trà chanh gừng giúp giảm cholesterol LDL (xấu): Nghiên cứu chứng minh rằng dùng gừng và chanh cùng nhau làm giảm cholesterol LDL (loại cholesterol xấu tích tụ trong động mạch, hình thành mảng bám cản trở lưu thông m.áu).

– Trà chanh gừng giúp tăng cường sản xuất cholesterol HDL (tốt): Trà chanh gừng giúp giảm thiểu cholesterol LDL, đồng thời lại tăng cường cholesterol HDL (tốt). Cholesterol HDL hỗ trợ loại bỏ cholesterol LDL dư thừa khỏi động mạch.

– Trà chanh gừng thúc đẩy tiêu hóa tốt: Cả gừng và chanh đều tăng cường sức khỏe tiêu hóa. Trà chanh gừng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, giữ cho đường ruột khỏe mạnh. Hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh đóng một vai trò then chốt đối với sức khỏe tổng thể và gián tiếp giúp duy trì mức cholesterol lý tưởng.

Thêm một ly nước chanh gừng vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn có thể là một hành động nhỏ nhưng có tác động lớn, nhằm quản lý tình trạng cholesterol khỏe mạnh hơn và chống lại các bệnh về tim.

2. Tác dụng phụ của trà chanh gừng

– Tương tác với thuốc: Cả chanh và gừng đều được FDA công nhận là “nói chung là an toàn”. Tuy nhiên, gừng có thể làm loãng m.áu, vì vậy bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng (nếu bạn đang sử dụng thuốc như warfarin hoặc các chất làm loãng m.áu khác). Gừng cũng có thể tương tác với thuốc trị tiểu đường, thuốc điều trị huyết áp cao… có thể hỗ trợ làm giảm lượng đường trong m.áu và hạ huyết áp, vì vậy hãy thận trọng khi dùng gừng nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào.

– Triệu chứng tiêu hóa: Mặc dù gừng có thể làm dịu một số vấn đề về tiêu hóa nhưng nó có thể gây ra vấn đề ở những người nhạy cảm, như khó tiêu, đầy hơi…

Đối với người đang mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng bất kỳ thuốc thảo dược nào mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

3. Cách pha trà chanh gừng

Bạn có thể tìm mua trà chanh gừng ở nhiều cửa hàng, siêu thị và hãm vào nước sôi trong 3-5 phút rồi lọc (bỏ bã) uống.

Tuy nhiên, nếu muốn đạt được lợi ích và hương vị tối đa, có thể tự pha trà chanh gừng bằng các nguyên liệu tươi như sau:

Nguyên liệu:

Một mẩu gừng tươi dài khoảng 2,5 cm

1 quả chanh

4 cốc nước sôi

Cách thực hiện:

Gừng cắt thành những lát mỏng, hoặc xay nhỏ.

Cho gừng vào nước sôi, đun trong 20 phút.

Cắt 1quả chanh thành những lát mỏng, thêm vào hỗn hợp, đun sôi thêm 5 phút nữa.

Lọc và uống trà này rải ra trong ngày.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *