Thời gian xuất hiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tiếp xúc với các tác nhân hô hấp, thức ăn, gắng sức, không khí lạnh, nhiễm virus đường hô hấp…
Hen phế quản là một bệnh thường gặp, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trẻ em chiếm đa số so với người lớn (tỷ lệ gấp đôi người lớn). Nhiều nghiên cứu dịch tễ học trong những năm gần đây đã đa cho thấy tần suất trung bình khoảng 5%, riêng trẻ em dưới 5 tuổi lên đến 10%. Tỷ lệ mắc gia tăng gấp 3-4 lần trong những thập niên qua.
Ảnh minh họa
Phân loại hen phế quản
Hen phế quản dị ứng dị ứng không nhiễm khuẩn: Các tác nhân gây dị ứng có thể là nguyên nhân khởi phát cơn hen phế quản đó là:
– Các tác nhân đường hô hấp: thường là bụi nhà, các loại bọ nhà, bụi chăn đệm, lông móng các loài động vật nuôi như chó, mèo, chuột, thỏ…; phấn hoa, cây cỏ. Ngoài ra các công việc trong xưởng may thường xuyên tiếp xúc với bụi vải
– Tác nhân là thực phẩm: thường gặp là các loại hải sản tôm, cua, sò, hến; cà chua, trứng, thịt gà…
– Tác nhân là thuốc: như thành phần trong 1 số thuốc giảm đau, kháng viêm; một số chất nhuộm màu và chất bảo quản thực phẩm
Hen phế quản dị ứng nhiễm khuẩn: các loại vi khuẩn, vi rút gây cảm cúm, các loại nấm mốc…
Hen phế quản không do dị ứng
– Hen do yếu tố di truyền xuất hiện trên những người có người thân ruột thịt đã bị hen
– Hen xảy ra sau khi gắng sức
– Thời tiết lạnh cũng là một tác nhân gây khởi phát cơn hen
– Rối loạn nội tiết tố: trong thời kỳ trưởng thành, thời kỳ trước kinh nguyệt, lúc mang thai, thời kỳ tiền mãn kinh có thể xuất hiện hen phế quản
Các triệu chứng của một cơn hen phế quản điển hình
Giai đoạn khởi phát:
Cơn hen phế quản thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, nhất là nửa đêm về sáng. Thời gian xuất hiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tiếp xúc với các tác nhân hô hấp, thức ăn, gắng sức, không khí lạnh, nhiễm virus đường hô hấp…
Các triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện như ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, ho khan từng cơn, bồn chồn… có thể chỉ xuất hiện ho khan.
Giai đoạn lên cơn
Sau những triệu chứng đầu tiên thường gặp kể trên, cơn khó thở xảy ra, khó thở chậm, khó thở khi thở ra xuất hiện nhanh, lồng ngực căng ra, các cơ hô hấp ở lồng ngực nổi rõ. Một số trường hợp có thể xuất hiện đau tức ngực. Có thể có tím ở đầu tay, chân sau đó lan ra mặt và toàn thân. Thở ngắn, tiếng thở rít kéo dài. Đứng xa có thể nghe tiếng rít hay khò khè của bệnh nhân. Cơn khó thở có thể dài hay ngắn tùy theo từng người.
Giai đoạn lui cơn
Sau vài phút hay vài giờ, cơn hen phế quản giảm dần, lúc này ho khạc đờm rất khó khăn, đờm đặc quánh, có nhiều hạt nhỏ như hạt trai. Ho khạc đờm nhiều báo hiệu cơn hen đã hết.
Các đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc hen phế quản:
– Người có cha, mẹ, anh, chị, em ruột thịt mắc Hen phế quản
– Những người có cơ địa dị ứng: viêm mũi dị ứng, hay nổi mề đay…
– Trẻ em có nguy cơ mắc gấp đôi người lớn
– Người đang mắc các bệnh về đường hô hấp…
Phòng tránh hen phế quản:
– Tránh tiếp xúc với môi trường bụi, khói, nhất là khói thuốc lá và các chất kích thích khác
– Giữ môi trường trong nhà trong lành
– Tránh các hoạt động thể lực không cần thiết
– Tiêm vaccin phòng ngừa cúm và tránh tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh về đường hô hấp.