Bệnh viêm não Nhật Bản nguy hiểm thế nào, cần làm gì để phòng ngừa bệnh?

GĐXH – Viêm não Nhật Bản có thể tấn công mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus viêm não Nhật Bản. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là nhóm trẻ 2-8 tuổi.

Thêm một loại rau được ví như "canxi trời cho", giúp giảm đau xương khớp cực tốt, nhưng nhiều người bỏ phí chưa biết ănThêm một loại rau được ví như ‘canxi trời cho’, giúp giảm đau xương khớp cực tốt, nhưng nhiều người bỏ phí chưa biết ăn

GĐXH – Thật bất ngờ khi lá ớt sở hữu một lượng canxi vô cùng lớn. Theo nghiên cứu 100g lá ớt sẽ bổ sung gần 233mg canxi cho cơ thể, hàm lượng này cao hơn cả sữa.

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, ngày 9/10 vừa qua, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản trong năm 2023. Đó là bé trai 5 tuổi ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội.

Trước đó, ngày 19/9, bệnh nhi bị sốt cao, đau đầu, mệt mỏi. Ngày 25/9, bệnh nhi vào điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi T.Ư, được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với virus viêm não Nhật Bản.

Được biết, bệnh nhi này đã tiêm 3 mũi cơ bản vaccine .

Theo Bệnh viện Nhi T.Ư, viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua muỗi đốt. Trong 1 – 2 ngày đầu mắc viêm não Nhật Bản, trẻ thường có các dấu hiệu như sốt, đau đầu tăng dần, mệt mỏi, buồn nôn và nôn khan. 

Do đó, trẻ có các triệu chứng sốt, ngủ nhiều, li bì, đau đầu, nôn khan, phụ huynh cần nghĩ ngay đến nguy cơ mắc viêm não và đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế.

Bệnh viêm não Nhật Bản nguy hiểm thế nào, cần làm gì để phòng ngừa bệnh? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Vì sao bệnh có tên viêm não Nhật Bản?

Theo các chuyên gia y tế, viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng cấp tính hệ thần kinh trung ương do virus viêm não Nhật Bản gây ra.

Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản, khi gây dịch ở nước này với số người mắc và tử vong rất cao. Năm 1935 các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra căn nguyên gây bệnh là một loại virus được đặt tên là virus viêm não Nhật Bản và từ đó tên bệnh cũng được gọi là viêm não Nhật Bản.

Viêm não Nhật Bản lây truyền qua đường nào?

– Virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm Arbovirus, họ Togaviridae, giống Flavivirus, lây truyền qua trung gian truyền bệnh là muỗi Culex. Loại virus này thuộc họ flavivirus có liên quan đến bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da và nhiễm virus West Nile, lây lan qua đường muỗi đốt.

– Ở nước ta, loài muỗi này có nhiều ở miền Bắc, xuất hiện nhiều vào những tháng mùa nóng, ban ngày sống trong các bụi cây ngoài vườn, đêm bay vào nhà hút máu gia súc và đốt người, thường vào thời điểm từ 18 đến 22h.

– Loài động vật mang mầm bệnh viêm não Nhật Bản thường là gia súc như lợn, trâu bò, ngựa… và chim hoang dã.

– Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người. Ăn uống chung, dùng chung đồ dùng hoặc tiếp xúc gần gũi với người bệnh cũng không làm lây nhiễm bệnh.

Bệnh viêm não Nhật Bản nguy hiểm thế nào, cần làm gì để phòng ngừa bệnh? - Ảnh 3.

Mô cầu khuẩn là nguyên nhân thường gặp của bệnh viêm màng não – Ảnh: VNVC

Ai có nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản?

– Mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus viêm não Nhật Bản đều có thể mắc bệnh.

– Trên thế giới, tại những vùng viêm não Nhật Bản lưu hành, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là nhóm trẻ 2-8 tuổi.

– Người lớn có nguy cơ bị lây nhiễm nếu chưa từng được tiêm ngừa, thường đi du lịch, hợp tác lao động hoặc công tác vào vùng bệnh viêm não Nhật Bản đang lưu hành.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản có thể dẫn đến tình trạng tổn thương não vĩnh viễn. Cùng lưu ý những thông tin dưới đây để nhận biết sớm những dấu hiệu của viêm não Nhật Bản, qua đó có các biện pháp phòng ngừa kịp thời cho trẻ nhỏ:

– Trẻ thường sốt cao 39oC – 40oC hoặc có thể hơn;

– Đau đầu, đặc biệt là vùng trán, đau bụng, buồn nôn và nôn;

– Người bệnh bị cứng gáy, cứng cơ, co giật;

– Xuất hiện lú lẫn hoặc mất ý thức;

– Ở một số trẻ nhỏ tuổi, ngoài sốt cao thì có thể đi ngoài lỏng, đau bụng, tiêu chảy, nôn giống như bị ngộ độc thức ăn.

Viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề. Bệnh gây tử vong cao từ 10 – 20% hoặc di chứng thần kinh lớn như động kinh, giảm học lực, đần độn, liệt, thất ngôn. Các di chứng thần kinh như vậy thường chiếm hơn 50% người mắc bệnh, gây tàn phế, mất khả năng lao động.

Bệnh viêm não Nhật Bản nguy hiểm thế nào, cần làm gì để phòng ngừa bệnh? - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Những biến chứng nguy hiểm của viêm não  Nhật Bản

– Bệnh nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời khả năng dẫn đến tử vong. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân chiếm khoảng 30%.

– Nếu may mắn giữ được tính mạng thì cũng khoảng 1/3 mang nhiều di chứng nặng nề về thần kinh như liệt, chậm phát triển tâm thần, co giật, động kinh.

– Một số trường hợp có thể bị mất khả năng ngôn ngữ hoặc không nói được, mất trí nhớ, cử động bất thường ngoài ý muốn như run rẩy, uốn éo, gồng cứng người…

Bệnh viêm não Nhật Bản điều trị thế nào?

– Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm não do virus. Cho tới nay đã có thuốc kháng virus nhưng thuốc chỉ có tác dụng với một số loại virus chứ không phải tất cả.

– Chủ yếu điều trị triệu chứng ở người bệnh, phối hợp hỗ trợ và nâng đỡ giúp nâng cao thể trạng và sức khỏe.

– Trẻ nhỏ cần được điều trị tại những bệnh viện chuyên khoa có đủ phương tiện theo dõi và can thiệp kịp thời những biến chứng nguy hiểm, giúp khỏi nguy kịch và giảm đến mức thấp nhất di chứng nặng nề có thể xảy ra sau khi khỏi bệnnh.

Làm gì để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản

Việc chủ động phòng bệnh viêm não Nhật Bản là vô cùng quan trọng. Virus lây qua trung gian truyền bệnh, chủ yếu là muỗi Culex. Vì vậy, để phòng bệnh, mọi người cần:

– Không nên cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc.

– Thường xuyên rửa tay với xà phòng, ăn chín, uống chín.

– Nên ngủ màn cả ban ngày và ban đêm để đề phòng muỗi đốt.

– Vệ sinh môi trường, chuồng trại sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu.

– Thực hiện tốt việc cách ly cũng như hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.

Các biện pháp bảo vệ cá nhân để ngăn ngừa muỗi đốt rất quan trọng, vì điều này sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Việc tiêm vaccine viêm não Nhật Bản là biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Khoảnh khắc Nhã Phương mắt ngấn lệ hạnh phúc trong lần sinh con thứ 2, ngay sau khi sinh, người đẹp đã có ngay hành động này!Khoảnh khắc Nhã Phương mắt ngấn lệ hạnh phúc trong lần sinh con thứ 2, ngay sau khi sinh, người đẹp đã có ngay hành động này!

GĐXH – Ngay sau khi sinh, Nhã Phương đã được da kề da với con trai bé bỏng của mình. Giây phút “chạm da” thiêng liêng đó, Nhã Phương đã ngấn lệ, vỡ òa trong niềm hạnh phúc.

Cô gái 26 tuổi vỡ dạ dày lúc nửa đêm vì gặp nạn sau khi uống rượu Cô gái 26 tuổi vỡ dạ dày lúc nửa đêm vì gặp nạn sau khi uống rượu

GĐXH – Cô gái 26 tuổi được người dân đưa đến viện trong tình trạng chấn thương bụng kín dẫn đến vỡ dạ dày…

Đây là loại quả "khắc tinh" của bệnh tiểu đường, người tiểu đường có thể ăn thoải mái mà không lo tăng đường huyếtĐây là loại quả ‘khắc tinh’ của bệnh tiểu đường, người tiểu đường có thể ăn thoải mái mà không lo tăng đường huyết

GĐXH – Người tiểu đường cần ăn trái cây để bổ sung các chất xơ, nước, chất khoáng… Đây là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo tuân thủ 4 nguyên tắc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *