Để sống chung linh hoạt, an toàn với virus SARS-CoV-2, bạn phải tự rèn luyện nhiều kỹ năng. Trong bài viết sau đây, TS.BS. Lê Thanh Hải- Giám đốc Bệnh viện Phổi Thừa Thiên- Huế sẽ phân tích và hướng dẫn cho bạn đọc một kỹ năng rất bất ngờ vì… đơn giản.
Thích ứng với đại dịch COVID-19, sống chung linh hoạt, an toàn với virus SARS-CoV-2, là điều mà bạn được khuyên. Để làm được điều này, có nhiều kỹ năng bạn phải tự rèn và tự thực hiện. Trong đó, tự rèn nín thở trong một tình huống cụ thể, đóng vai trò vô cùng quan trọng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus từ môi trường xung quanh trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày.
1. Vì sao cần tự nín thở khi gặp một tình huống cần thiết để phòng COVID-19?
– Ai cũng biết lây nhiễm virus hô hấp nói chung, virus SARS-CoV-2 nói riêng chủ yếu qua con đường hô hấp thông qua việc bạn hít thở hàng ngày. Có 2 yếu tố dự phần quan trọng và then chốt quyết định nguy cơ lây nhiễm virus của bạn:
- Khoảng cách, môi trường làm việc sinh hoạt;
- Thời gian tiếp xúc với những người xung quanh.
Khoảng cách, cách tiếp xúc và môi trường làm việc sinh hoạt đóng vai trò quyết định nguy cơ lây nhiễm virus
Liên quan các yếu tố khoảng cách trong lây nhiễm, cách tiếp xúc và môi trường tiếp xúc, vừa qua Bộ Y tế đã có điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19. Trong đó, người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp:
– Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể…) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
– Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.
– Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2m hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
– Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).
Thời gian tiếp xúc đóng vai trò quyết định nguy cơ lây nhiễm virus
– Về vấn đề thời gian, trong văn bản nói trên của Bộ Y tế cũng có nêu trường hợp: Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.
Nguy cơ phơi nhiễm COVID-19 lớn nhất là khi bạn ở gần ai đó
Trên thế giới, một nghiên cứu tin cậy gần đây cũng đã được công bố: Giáo sư Jonathan Reid, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khí dung của Đại học Bristol, Anh Quốc cho biết, virus gây COVID-19 mất khoảng 50% khả năng lây nhiễm trong khoảng 10 giây sau khi bay vào không khí trong môi trường văn phòng điển hình.
Giáo sư Jonathan Reid nhận định: “Mọi người thường nghĩ rằng virus lây lan trong những không gian thông gió kém, hoặc lây qua không khí khi đứng cách nhau hàng mét trong một căn phòng. Tôi không nói điều đó không xảy ra, nhưng tôi vẫn nghĩ, nguy cơ phơi nhiễm lớn nhất là khi bạn ở gần ai đó. Khi bạn di chuyển ra xa hơn, không chỉ khí dung bị loãng đi mà còn có ít virus lây nhiễm hơn vì virus đã mất khả năng lây nhiễm do trải qua thời gian”.
Nghiên cứu xác định rằng các hạt virus nhanh chóng mất độ ẩm và khô đi sau khi chúng được tống ra khỏi đường hô hấp. Độ pH của các hạt virus cũng tăng lên nhanh chóng khi CO2 trong môi trường của chúng giảm xuống.
Độ ẩm tương đối của không khí xung quanh ảnh hưởng đến tốc độ khô của các hạt virus. Khi độ ẩm dưới 50%, chẳng hạn như không khí tương đối khô trong văn phòng, virus giảm khả năng lây nhiễm một nửa trong vòng 10 giây. Nhưng ở độ ẩm 90%, 52% các hạt vẫn lây nhiễm sau 5 phút và giảm xuống còn khoảng 10% sau 20 phút.
Các phát hiện của các nhà nghiên cứu Đại học Bristol nêu bật tác động của việc lây nhiễm COVID-19 trong phạm vi hẹp, đồng thời nhấn mạnh rằng giãn cách và đeo khẩu trang là cách tốt nhất để tránh lây nhiễm.
Bạn tự rèn nín thở có thể giải quyết được một phần quan trọng của bài toán khoảng cách và thời gian tiếp xúc trong phòng lây nhiễm virus”– TS.BS. Lê Thanh Hải
Như vậy yếu tố khoảng cách và thời gian tiếp xúc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quyết định nguy cơ phơi nhiễm virus của bạn. Nếu trong một tình huống bất ngờ tiếp xúc với người lạ, hoặc để tránh hít phải không khí môi trường xung quanh trong một khoảng thời gian ngắn, cách nhanh và hiệu quả nhất là bạn tự nín thở trong một thời gian ngắn.
Để nín thở lâu thì khó thật, nhưng nín thở trong 10-15 giây trở lại hầu như ai cũng làm được. Bạn phải tập rèn nín thở như là một phản xạ có điều kiện. Có một số tình huống hàng ngày, ngoài việc bạn phải tuân thủ 5K, việc tự nín thở giúp bạn ngăn ngừa nhiễm virus một cách hiệu quả.
2. Cách thực hành nín thở trong một số tình huống thực tế để phòng COVID-19
Tình huống có ai đó đi lại gần bạn trong môi trường công cộng, ngoài đường phố là rất thường gặp