Có nên uống cà phê khi mệt mỏi, bệnh?

Mọi người cần cân nhắc về việc uống cà phê khi bị mệt mỏi hoặc bị bệnh, vì nó có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực với sức khỏe.

Cà phê là loại thức uống phổ biến. Trong cà phê có chứa caffeine – vốn là một chất kích thích, có thể làm tăng mức năng lượng, giúp cơ thể cảm thấy tỉnh táo hơn. Vì lý do này, nhiều người chọn uống cà phê để giúp duy trì năng lượng làm việc, thậm chí uống trong lúc cơ thể mệt mỏi hoặc bị bệnh.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị bạn nên cân nhắc về việc sử dụng cà phê trong những lúc sức khỏe không tốt, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

co nen uong ca phe khi met moi benh 85a 7116964

Nhiều người chọn uống cà phê để giúp duy trì năng lượng làm việc. Ảnh Pexels

Kiểm soát lượng cà phê nạp vào cơ thể khi mệt mỏi

Khi mệt mỏi, cơ thể thường kém tập trung và mất năng lượng. Vì vậy, nhiều người cho rằng cà phê có thể giúp cơ thể tỉnh táo, tập trung hơn và duy trì năng lượng làm việc.

Tuy nhiên, ngoài các tác dụng tích cực, caffeine cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Mối quan hệ này có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn: càng uống nhiều cà phê, cơ thể càng khó đi vào giấc ngủ, từ đó cơ thể càng mệt mỏi và có thể muốn uống thêm cà phê để lấy năng lượng. Do đó, bạn cần kiểm soát lượng cà phê nạp vào cơ thể khi mệt mỏi.

Những trường hợp nên hạn chế dùng cà phê

Đối với người khỏe mạnh, khi tiêu thụ cà phê ở mức vừa phải mang lại một số lợi ích sức khỏe vì nó giàu chất chống oxy hóa.

Tuy nhiên, cà phê cũng có thể có một số tác động tiêu cực. Caffeine trong cà phê có tác dụng lợi tiểu, nghĩa là caffeine có thể hút chất lỏng ra khỏi cơ thể và khiến bạn bài tiết nhiều chất lỏng hơn.

Do đó, nếu bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, bị cúm, cảm lạnh nặng hoặc ngộ độc thực phẩm, bạn nên hạn chế dùng cà phê.

Ngoài ra, những người bị loét dạ dày hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa nên thận trọng khi uống cà phê. Theo một nghiên cứu trên 302 người bị loét dạ dày, hơn 80% người tham gia cho biết họ bị đau bụng hơn sau khi uống cà phê.

Bên cạnh đó, cà phê cũng tương tác với một số loại thuốc. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống cà phê trong quá trình uống thuốc do bác sĩ kê đơn.

Đây quả thật là tin rất vui cho người yêu thích cà phê

Nghiên cứu mới của Viện Khoa học Thần kinh Quốc gia Singapore (NNI) đã phát hiện uống 2 tách cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson tới 8 lần.

Đây quả thật là tin rất vui cho người uống cà phê, đặc biệt là người có t.iền sử gia đình mắc bệnh Parkinson, theo chuyên trang khoa học EurekAlert.

Theo tác giả chính, giáo sư-tiến sĩ Tan Eng King, cố vấn cấp cao, khoa Thần kinh, Viện Khoa học Thần kinh Quốc gia Singapore, caffeine có khả năng chống lại bệnh Parkinson và các bệnh thoái hóa thần kinh khác.

day qua that la tin rat vui cho nguoi yeu thich ca phe 2da 7005185

Thêm tin vui cho những người yêu thích cà phê. Ảnh Shutterstock

Ông giải thích sở dĩ caffeine làm được điều này là nhờ nó có tác dụng giảm viêm ở các tế bào thần kinh trong não.

Nghiên cứu đã phát hiện điều gì?

Nghiên cứu bao gồm 4.488 người tham gia. Họ được yêu cầu trả lời các câu hỏi về mức tiêu thụ caffeine hằng ngày.

Trong số những người tham gia, 1.790 người mắc bệnh Parkinson, 2.698 người không mắc và tất cả đều có 1 trong 2 biến thể gien châu Á liên quan đến bệnh này.

day qua that la tin rat vui cho nguoi yeu thich ca phe 90f 7005185

Uống mỗi ngày 2 tách cà phê, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson từ 4 – 8 lần. Ảnh Shutterstock

Kết quả đã phát hiện ra rằng uống mỗi ngày 4 – 5 tách cà phê Arabica pha kiểu phương Tây hoặc 2 tách cà phê Robusta, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson từ 4 – 8 lần, theo EurekAlert.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy càng tiêu thụ nhiều caffeine thì tác dụng càng lớn, nhưng ngay cả uống ít hơn 200 mg caffeine mỗi ngày vẫn giảm được nguy cơ mắc bệnh. Và mức tối đa là 400 mg caffeine mỗi ngày (khoảng 3 – 4 tách).

Giáo sư Tan cho biết, nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh Parkinson, đặc biệt là ở các quốc gia phổ biến các biến thể gien châu Á.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *