Dấu hiệu cúm ở bà bầu

Tôi đang mang thai tuần thứ 10 và có dấu hiệu đau đầu, chảy nước mũi nhiều. Xin hỏi bác sĩ đây có phải dấu hiệu của cúm không và tôi nên làm gì?

dau hieu cum o ba bau 0bb 7118054

Tôi đang mang thai tuần thứ 10 và có dấu hiệu đau đầu, chảy nước mũi nhiều. Xin hỏi bác sĩ đây có phải dấu hiệu của cúm không và tôi nên làm gì?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Công Định, Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (Cơ sở 2)

Cúm là bệnh truyền nhiễm do nhóm virus cúm (influenza virus) gây ra, có nhiều nhóm cúm như cúm A, B và C. Trong đó, cúm A và B là những loại phổ biến nhất.

Cảm cúm là thuật ngữ chung chung, cần phân biệt cảm lạnh thông thường hay bị cúm vì phòng ngừa, chữa trị của mỗi loại bệnh khác nhau. Đặc biệt, những trường hợp cảm cúm khi mang thai cần lưu ý vì ngoài tác động của virus lên mẹ còn liên quan đến bào thai trong bụng.

Dấu hiệu nhận biết cảm cúm ở bà bầu:

Ho khan

Sốt từ vừa phải đến cao, không phải ai bị cúm cũng sẽ bị sốt.

Viêm họng

Ớn lạnh

Đau cơ

Đau đầu

Nghẹt mũi và chảy nước mũi

Mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài đến hai tuần

Các triệu chứng cúm xảy ra nhanh chóng và có thể nghiêm trọng. Triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng và kéo dài hơn, thường từ 1 đến 2 tuần.

Mẹ bầu có thể mắc cúm quanh năm, nhưng đặc biệt là vào mùa đông. Nếu mẹ đang mang thai và nghĩ rằng mình bị cúm, bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt, trong vòng 48 giờ đầu tiên khi có các dấu hiệu.

Nếu mẹ bầu có nguy cơ bị biến chứng do cúm, khi cần thiết, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus.

Cách ngừa viêm họng, nghẹt mũi trong mùa lạnh

Thời tiết lạnh khiến cho tình trạng viêm đường hô hấp tăng cao, trong đó hay gặp là viêm họng, nghẹt mũi.

Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh là do sự biến đổi của khí hậu và ô nhiễm môi trường. Làm thế nào để phòng bệnh?

Đau họng, nghẹt mũi có đáng lo?

Tình trạng đau rát họng là triệu chứng đau rát và ngứa ở họng. Khi họng bị kích thích như vậy sẽ gây nên phản xạ ho. Kèm theo là các triệu chứng xảy ra ở mũi họng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, sốt, khàn tiếng hoặc đau đến khó nuốt. Nghẹt mũi và đau rát họng là hai triệu chứng thường đi đôi với nhau, xuất hiện trong các bệnh lý hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang, n.hiễm t.rùng xoang…

Có nhiều nguyên nhân gây đau họng, nghẹt mũi, trong đó ghi nhận thường thấy là biểu hiệm viêm nhiễm, cảm lạnh, cảm cúm bởi nhiễm virus. Đây là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi. Đặc biệt là bệnh do nhiễm virus nên có thể lây lan như virus cúm. Ngoài ra, đau họng, nghẹt mũi do vi khuẩn như: Viêm amidan, viêm họng hạt, viêm xoang…

Người ta còn ghi nhận thấy sự ảnh hưởng từ môi trường sống, vấn đề ô nhiễm môi trường, nhiều khói bụi là nguy cơ làm trầm trọng thêm các bệnh ở tai mũi họng và khiến triệu chứng đau họng, nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn. Các yếu tố kích thích khác như khói bụi, hóa chất công nghiệp, chất tẩy rửa mạnh… được sử dụng trong gia đình cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng cổ họng bị rát, ngứa và khô.

cach ngua viem hong nghet mui trong mua lanh 938 7068770

Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng, nghẹt mũi, thông thường là do nhiễm virus. Ảnh minh họa.

Cần làm gì khi bị đau họng, nghẹt mũi?

Đau họng, nghẹt mũi thường do các nguyên nhân lành tính thông thường như nhiễm virus và thường là tình trạng cấp tính, kéo dài không quá 2 tuần. Biểu hiện kèm theo là sốt, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tình trạng này thường đáp ứng với các biện pháp hỗ trợ tại nhà như uống nhiều nước, nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, uống thuốc hạ sốt, giảm đau, sử dụng viên ngậm họng, súc miệng nước muối và uống các loại trà thảo mộc ấm.

Với các trường hợp đau họng, nghẹt mũi kèm ho có đờm do vi khuẩn thì có thể kéo dài hơn và thường đáp ứng với thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau… cũng như các biện pháp hỗ trợ tại nhà giống như đau họng nghẹt mũi do virus.

Người bệnh cần ăn thức ăn loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt, ăn thêm rau, trái cây. Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch. Cần vệ sinh họng, miệng như đ.ánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối hàng ngày.

Việc dùng thuốc để điều trị phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự động mua thuốc để chữa bệnh cho mình và người nhà.

Phòng ngừa viêm họng, nghẹt mũi trong mùa lạnh

Để phòng viêm họng, nghẹt mũi trong mùa lạnh nói riêng và các bệnh đường hô hấp nói chung, cần dựa theo nguyên tắc sau:

– Có chế độ dinh dưỡng khoa học

Để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại các tác nhân gây bệnh thì chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất.

Chúng ta nên bổ sung đầy đủ đạm và vitamin từ thịt nạc, cá, rau củ, hoa quả và các loại ngũ cốc. Nên lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, an toàn. Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng và hợp lý sẽ giúp cơ thể hạn chế hấp thu các chất béo bão hòa và đường gây tăng cholesterol trong m.áu.

– Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi tái tạo năng lượng cho các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Giấc ngủ tốt là một phần cơ bản của cuộc sống khỏe mạnh, giúp cho mọi hoạt động của cơ thể và trạng thái tinh thần được cải thiện. Vì giấc ngủ sẽ làm tiêu hao sự mệt mỏi, khôi phục sức lực đã mất, giữ cho thần kinh được cân bằng, phòng chống bệnh tật. Vì vậy, ngủ đủ giấc, đúng giờ và điều độ sẽ giúp nâng cao sức đề kháng để chống lại tác nhân gây bệnh đau họng nghẹt mũi.

– Hạn chế uống rượu và không hút t.huốc l.á

Rượu và t.huốc l.á gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch một cách rất rõ rệt. Hạn chế rượu bia và không sử dụng t.huốc l.á, chất kích thích sẽ là cách bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật. Ngoài ra, cần tránh khói bụi, lạnh, chú ý về vệ sinh môi trường sống của gia đình: Nhà cửa sạch, thoáng, ga giường phải được thường xuyên giặt sạch, tránh lông vật nuôi chó mèo, chim…

– Tập thể dục thường xuyên

Hoạt động thể dục thể thao thường xuyên với cường độ thích hợp sẽ giúp cơ thể cảm thấy khỏe hơn, dễ chịu hơn. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra tăng cường các hoạt động thể chất sẽ rất có lợi cho hệ miễn dịch. Sức đề kháng được nâng cao rõ rệt, chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.

– Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng béo phì thừa cân

Béo phì là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh lý, người mắc chứng béo phì sẽ có đáp ứng thấp hơn với hiệu quả của các vaccine phòng bệnh như cúm, uốn ván, viêm gan B.

Với những người có BMI lớn hơn 30 thường dễ bị suy giảm miễn dịch. Do vậy, duy trì cơ thể có được cân nặng hợp lý bằng cách ăn uống lành mạnh, quản lý căng thẳng, ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ là phương pháp rất tốt để có một cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng được nâng cao.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *