Những loại thuốc “đại kỵ” với rượu bia, nếu không sẽ thành thuốc độc!

Những loại thuốc “đại kỵ” với rượu bia, nếu không sẽ thành thuốc độc!

GiadinhNet – Những loại thuốc sau nếu tương tác với chất cồn có trong rượu, bia sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể.


F0 bị chứng mất ngủ'hành hạ', chuyên gia chỉ rõ đây mới là nguyên nhân chính!F0 bị chứng mất ngủ”hành hạ”, chuyên gia chỉ rõ đây mới là nguyên nhân chính!

GiadinhNet – Bên cạnh những triệu chứng mệt mỏi, đâu đầu, ho, khó thở… thì tình trạng mất ngủ đang là nỗi ám ảnh với nhiều F0 trong thời gian trị bệnh cũng như hậu COVID-19.

Đứng về mặt ẩm thực, rượu được coi là một loại đồ uống, nhưng về mặt dược lý, nó lại là một chất tác dụng trên hệ thần kinh trung ương. Do đó, rượu sẽ gây tương tác với một số loại thuốc, làm giảm hiệu lực hoặc chuyển hóa thuốc thành chất độc cho cơ thể.

Dưới đây là một số loại thuốc không được dùng chung với rượu:

Những loại thuốc "đại kỵ" với rượu bia, nếu không sẽ thành thuốc độc! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

 Thuốc kháng sinh

Một trong những tương tác giữa rượu và thuốc kháng sinh phổ biến nhất là tương tác với thành phần Metronidazole có trong nhiều loại kháng sinh điều trị các bệnh lý nhiễm trùng dạ dày, ruột, da, khớp và phổi. Nguyên nhân là do những loại thuốc này có chứa các enzyme có tác dụng với rượu và có thể gây ra đau đầu, đỏ bừng mặt, tim đập nhanh, buồn nôn và nôn tồi tệ hơn so với bình thường.

Các bác sĩ khuyến cáo không nên uống rượu nếu bạn đang dùng kháng sinh. Nếu muốn, bạn nên uống sau 72 giờ sau liều thuốc cuối cùng hay khi cơ thể được chữa khỏi bệnh.

Thuốc hạ huyết áp và cholesterol

Những người dùng thuốc trị bệnh tim mạch như tăng huyết áp, tăng mỡ máu nên thận trọng về việc uống rượu. Thuốc dùng chữa tăng huyết áp bằng cách làm giảm huyết áp nhưng rượu có thể có tác dụng phụ và làm cho huyết áp xuống quá thấp gây chóng mặt hoặc ngất xỉu. Còn thuốc hạ cholesterol được chuyển hóa ở gan nên nếu bạn uống rượu thường xuyên hoặc quá mức thì dễ dẫn đến tổn thương gan và chảy máu dạ dày.

Thuốc ngủ

Thuốc ngủ khi kết hợp với bia rượu sẽ ức chế hoạt động của vỏ não khiến đường huyết trong cơ thể bị giảm nhanh chóng, thậm chí sẽ sinh ra một lượng lớn chất gây tê liệt thần kinh. Không chỉ gây khó thở mà thậm chí còn phá hủy nội tạng, gây tổn thương rất lớn cho cơ thể. Vậy nên, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, không nên uống bia rượu khi đang dùng loại thuốc này.

Thuốc chống trầm cảm

Cũng giống như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm có thể gây ra buồn ngủ, chóng mặt và tình trạng này có thể tăng nặng khi người bệnh uống rượu khiến họ đối diện với nguy cơ chấn thương cao như té ngã hay tai nạn xe hơi. Bên cạnh đó, rượu có thể gây ra hiện tượng lưu trữ và làm bệnh trầm cảm tiềm ẩn tồi tệ hơn.

F0 nghẹt mũi, khó thở hãy làm ngay điều này, không nên chủ quanF0 nghẹt mũi, khó thở hãy làm ngay điều này, không nên chủ quan

GiadinhNet – Tình trạng nghẹt mũi, khó thở có thể không quá nghiêm trọng, tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan mà nên tuân thủ điều trị.

5 loại trái cây ăn khi đói tốt không kém gì thuốc bổ

M.H (th)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *