Ngò gai là loại rau gia vị quen thuộc đối với nhiều người, vậy uống nước lá ngò gai có tác dụng gì với sức khỏe?
Lá ngò gai là loại rau gia vị phổ biến của người Việt Nam. Lá ngò gai còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau là: Mùi gai, mùi tàu, mùi tây… Vậy uống nước lá ngò gai có tác dụng gì với sức khỏe?
Tổng quan về cây ngò gai
Rau ngò gai thuộc loại cây có t.uổi thọ, mọc đứng, có độ cao trung bình khoảng từ 15 đến 25cm.
Lá rau có hình mác và thuôn dài. Dọc 2 bên mép lá có nhiều gai. Hoa của lá ngò gai màu trắng lục.
Quả hình dạng gần giống hình cầu, hơi dẹt và chứa nhiều hạt bên trong để làm giống. Thông thường, khi già quả của cây sẽ tự rụng và phát tán mọc hoang.
Toàn thân của lá ngò gai có mùi thơm của tinh dầu. Rau ngò gai tính ấm, mùi thơi, vị hơi đắng.
Lá mùi tàu thường mọc ở những nơi hoang dại. Vùng nhiệt đới cũng như cận nhiệt đới ở châu Mỹ được cho là nơi bắt nguồn của cây ngò gai. Ở nhiều nơi lá mùi tàu còn được trồng như một loại rau để kinh doanh.
Ở Việt Nam, loại cây này mọc hoang ở khắp mọi nơi, phổ biến ở nơi đất ẩm, mát; đặc biệt là vùng đồi núi. Chúng được trồng nhiều nhất là ở các vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc.
Nước lá ngò gai rất tốt cho sức khỏe.
Uống nước ngò gai có tác dụng gì?
Nếu ăn và uống nước lá ngò gai hợp lý cơ thể bạn sẽ nhận được những tác dụng sau:
Chữa hôi miệng
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medaltec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, hôi miệng khiến bạn mất tự tin khi đối diện với người khác, đây là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Một trong những cách để điều trị hôi miệng là súc miệng với nước ngò gai.
Cụ thể, bạn rửa sạch một nắm ngò gai rồi đem đi đun sôi, cho thêm vài hạt muối, khuấy tan rồi dùng nước này để ngậm và súc miệng, nên áp dụng đều đặn 3 lần/ngày. Sau 1 tuần miệng sẽ thơm tho, hết mùi hôi, nhưng vẫn nên duy trì thói quen này để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trị bệnh truyền nhiễm
Báo Thanh Niên dẫn nguồn trang Bold Sky cho biết, theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san DARU Journal of Pharmaceutical Science, ngò gai sở hữu những đặc tính kháng khuẩn có thể giúp chống lại các chủng vi khuẩn gram âm và gram dương khác nhau, cùng với một số loài virus, nấm và nấm men.
Các phytochemical trong ngò gai nhắm vào những mầm bệnh và có thể điều trị nhiều bệnh truyền nhiễm ở người, bao gồm nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh.
Kiểm soát tiểu đường
Chiết x.uất t.inh dầu từ lá ngò gai có hoạt động chống ôxy hóa mạnh mẽ. Ngò gai chứa lượng lớn axít ascorbic (vitamin C) hoạt động như một chất chống ôxy hóa và giúp loại trừ các gốc tự do. Điều này khiến ngò gai trở thành công cụ hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường và các rối loạn khác do căng thẳng ô xy hóa trong cơ thể gây ra.
Một số công dụng khác
Bên cạnh những công dụng được đề cập đến, lá mùi tàu còn là một bài thuốc dùng để điều trị chứng đái dầm ở t.rẻ e.m; bệnh mụn bọc, mụn trứng cá; bài thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy; trị nám da; cân bằng đường huyết.
Trên đây là những công dụng của nước lá mùi tàu với sức khỏe. Hãy thường xuyên bổ sung lá mùi tàu vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình nhé.
Món ngon từ bí ngô giúp giảm mỡ m.áu
Bí ngô không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị mỡ m.áu cao hiệu quả.
Dưới đây là cách chế biến món ăn đơn giản từ bí ngô giúp giảm mỡ m.áu.
Bí ngô (bí đỏ) là một thực phẩm phổ biến có thể chế biến thành nhiều món. Ngoài hương vị thơm ngon, bí ngô còn bổ dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ngoài ra bí ngô còn chứa magie, phốt pho, kẽm, folate và một số vitamin B. Bên cạnh việc chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bí ngô còn có lượng calo tương đối thấp vì 94% là nước. Bí ngô cũng chứa rất nhiều beta-carotene, một loại carotene mà cơ thể chuyển hóa thành vitamin A.
Bí ngô giúp giảm mỡ m.áu được coi là một liệu pháp tích cực hỗ trợ người bệnh trị bệnh khi đem lại các lợi ích như:
Ngăn hàm lượng cholesterol xấu gia tăng và đào thải ra khỏi cơ thể qua đường bài tiết.
Chế biến các loại món ăn bằng dầu hạt bí ngô giúp kiểm soát lượng cholesterol vào m.áu thông qua thực phẩm dung nạp vào cơ thể.
Thành phần trong bí đỏ như Alpha-carotene hay Beta-carotene ngăn quá trình oxy hóa cholesterol xấu LDL, từ đó ngăn mảng bám ở thành mạch, giảm mỡ m.áu tăng cao.
Thành phần có trong bí ngô là hàm lượng calo thấp chiếm chỉ khoảng 6% và phần lớn còn lại là chất xơ, khoáng chất, nước và vitamin phù hợp với những ai đang muốn giảm cân vì bí ngô giúp cơ thể có cảm giác no lâu. Do đó, sử dụng bí ngô sẽ giúp ngăn tình trạng mỡ m.áu cao với người thừa cân hoặc béo phì.
Cung cấp được nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như các loại vitamin, khoáng chất như magie, kali, canxi, vitamin C, A, E, nhóm B… nên bí ngô rất có lợi trong việc bổ m.áu, tăng hồng cầu, hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh lý khác.
Với những công dụng và thành phần hoạt chất tích cực, bí ngô ngoài tác dụng hạ mỡ m.áu cao còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch, xương khớp, hệ tiêu hóa, giảm cân, làm chậm quá trình lão hóa da…
Súp bí ngô là một món ăn khai vị phù hợp: Bí ngô 300g, củ hành tây, bơ nhạt 5g, sữa tươi 100ml, nước 200ml, tỏi băm.
Bí ngô gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch, thái miếng nhỏ. Hành tây bỏ vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu. Cho bơ vào chảo đun chảy rồi phi thơm tỏi, hành tây, cho bí đỏ vào xào. Đổ 200ml nước vào đun đến khi bí đỏ nhừ. Cho bí ngô vào máy xay nhuyễn rồi đổ ra nồi đun nhỏ lửa đến khi sôi rồi cho thêm sữa vào khuấy đều rồi tắt bếp.
Canh bí ngô, món ăn phù hợp với những người thích ăn món thanh mát, không quá nhiều dầu mỡ và đặc biệt hợp với những người đang có chỉ số mỡ m.áu cao.
Bí ngô 150g, tỏi 2 tép, dầu ăn 1 muỗng nhỏ, hành, mùi, gia vị. Bí ngô gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch và thái miếng nhỏ vừa ăn. Xào thơm bí ngô với tỏi, cho 1 tô nước và nêm gia vị vừa ăn, đun với lửa vừa trong 5 phút cho bí chín hẳn, thêm hành mùi cắt nhuyễn. Canh ăn kèm với cơm vừa ngon miệng vừa hạ mỡ m.áu tốt.
Bí ngô 100g, gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch và thái miếng, sau đó đem bí đỏ hấp chín rồi cho vào máy xay sinh tố với 500ml nước sôi để nguội. Bí ngô có vị ngọt tự nhiên nên người bệnh không nên cho thêm đường.
Uống trước khi ăn sáng từ 15 – 20 phút, kiên trì uống đều đặn mỗi sáng trong 1 tháng để đạt được hiệu quả.
Cháo bí ngô: Bí ngô 50g, thịt lườn gà 50g, gạo tẻ 80g.
Bí ngô gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch, cắt nhỏ. Cho bí ngô vào nồi hấp 15 phút cho chín. Sau đó tán nhuyễn. Thịt gà rửa sạch xay nhuyễn. Gạo vo sạch cho vào nồi cùng 300ml nước, đun đến khi nhừ. Đến khi cháo nhừ thì cho gà và bí đỏ vào nồi cháo đun đến khi chín. Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Nếu không thích thịt có thể không nấu cháo với thịt.
Bí ngô là món ăn tốt, song cần lưu ý nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, mệt mỏi, không nên ăn bí ngô thời gian dài (không quá 45 ngày và chỉ nên ăn 2 bữa/ tuần). Ăn quá nhiều và thường xuyên sẽ xuất hiện hiện tượng vàng da do lượng carotene chưa được bài tiết, chuyển hóa do đó người tiêu hóa kém, người có bệnh gan, vàng da không nên dùng. Người bị thấp khớp, đau khớp, người bệnh sốt rét không nên ăn bí ngô…