Thực hư việc F0 cần bổ sung kẽm để tránh hậu COVID-19, dùng thế nào để không “tiền mất tật mang”?

GiadinhNet – Kẽm có thể giúp phòng và điều trị bệnh lý hô hấp nói chung, trong đó có bệnh COVID-19, nhưng cần phải đúng liều lượng và tuyệt đối không được nôn nóng.

F0 sau bao lâu có thể bị tái nhiễm? biết điều này tuyệt đối không được chủ quan!F0 sau bao lâu có thể bị tái nhiễm? biết điều này tuyệt đối không được chủ quan!

GiadinhNet – Trong thực tế có không ít trường hợp mắc COVID-19 điều trị khỏi, trong vòng hơn 1 tháng lại tiếp tục bị tái nhiễm lần 2.

Theo “Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm COVID-19 tại nhà” của Bộ Y tế, trong nhóm thuốc hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng có đề cập đến kẽm.

Theo các chuyên gia y tế, kẽm giúp tăng miễn dịch cơ thể, tăng sức đề kháng cơ thể, có thể giúp phòng và điều trị bệnh lý hô hấp nói chung, trong đó có bệnh COVID-19.

Do cơ thể không dự trữ kẽm, nên kẽm cần được tiêu thụ thường xuyên thông qua một số thực phẩm như thịt đỏ, thịt gia cầm, cá…

Thực hư việc F0 cần bổ sung kẽm để tránh hậu COVID-19, dùng thế nào để không "tiền mất tật mang" - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trong thời điểm dịch bùng phát, nhiều người quá nôn nóng đã tìm mọi cách tăng cường đề bằng cách tăng cường bổ sung thuốc bổ, vitamin, thuốc tăng cường miễn dịch, có người sử dụng tới 3-4 loại thuốc bổ. Trong khi các loại thuốc bổ đều chứa kẽm, điều này hoàn toàn không cần thiết.

Theo Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng (Trung tâm oxy cao áp Việt – Nga, Bộ Quốc phòng), với bệnh nhân F0 chỉ cần một viên vitamin tổng hợp là đủ. Quan trọng nhất là ăn uống đủ chất, không bị mất nước, điện giải và có giấc ngủ tốt. Các thuốc hay thực phẩm chức năng có tác dụng tăng cường miễn dịch về cơ bản đều tốt, nhưng cũng không nên dùng quá nhiều một lúc.

Thực hư việc F0 cần bổ sung kẽm để tránh hậu COVID-19, dùng thế nào để không "tiền mất tật mang" - Ảnh 3.

Kẽm có nhiều trong các thực phẩm có vỏ như sò, tôm cua; có nhiều ở các loại thịt, trứng và đậu… Ảnh minh họa

Dùng kẽm thế nào cho đúng?

Mặc dù kẽm có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể, nhưng điều đó không có nghĩa là càng bổ sung nhiều kẽm càng tốt.

Thiếu kẽm sẽ khiến tốc độ tăng trưởng chậm lại, giảm mức insulin, giảm vị giác và khứu giác gây chán ăn, rụng lông, tóc, da khô, vết thương lâu lành, tiêu chảy, buồn nôn…

Nhưng thừa kẽm trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng ngộ độc kẽm với các biểu hiện như: Ho, ớn lạnh, sốt, buồn nôn, nôn, khó thở, giảm hấp thu đồng gây thiếu máu nội bào, rối loạn tiêu hóa…

Ngưỡng dung nạp kẽm tối đa với người trưởng thành là 40mg mỗi ngày (Thông tư số 43/2014/TT-BYT). Kẽm an toàn khi bổ sung bằng đường uống với lượng không vượt quá 40mg/ ngày. Liều cao hơn ngưỡng dung nạp chỉ được dùng trong thời gian ngắn và có chỉ định của bác sĩ.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhu cầu kẽm cơ thể như sau:

– Dưới 6 tháng: Tốt nhất tận dụng từ sữa mẹ

– Trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng tuổi: 2 mg/ngày

– Trẻ sơ sinh 7 – 11 tháng tuổi: 3 mg/ngày

– Trẻ em 1 – 3 tuổi: 3 mg/ngày

– Trẻ em 4 – 8 tuổi: 5 mg/ngày

– Trẻ em 9 – 13 tuổi: 8 mg/ngày

– Nam 14 tuổi trở lên: 11 mg/ngày

– Nữ 14 – 18 tuổi: 9 mg/ngày

– Nữ 19 tuổi trở lên: 8 mg/ngày

– Phụ nữ mang thai từ 18 tuổi trở lên: 11 – 12 mg/ngày

– Phụ nữ đang cho con bú từ 18 tuổi trở lên: 12 – 13 mg/ngày

F0 sau bao lâu có thể bị tái nhiễm? biết điều này tuyệt đối không được chủ quan!F0 sau bao lâu có thể bị tái nhiễm? biết điều này tuyệt đối không được chủ quan!

GiadinhNet – Trong thực tế có không ít trường hợp mắc COVID-19 điều trị khỏi, trong vòng hơn 1 tháng lại tiếp tục bị tái nhiễm lần 2.

5 bí quyết tránh suy thận không phải ai cũng biết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *